BÁO ẢNH K28
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

BÁO ẢNH K28

press's family
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Latest topics
» baì của đoàn ngọc anh
Bài của Yến Hoa Icon_minitime4/6/2011, 9:55 pm by Dan-gyokuei

» Dang thi Tham
Bài của Yến Hoa Icon_minitime3/6/2011, 6:49 pm by thamhoangdang

» 4 bai cuar le thi Huong
Bài của Yến Hoa Icon_minitime3/6/2011, 6:45 pm by lehuong

» Bài của Yến Hoa
Bài của Yến Hoa Icon_minitime28/5/2011, 4:47 pm by yen hoa

» Vào đây gửi 4 bài cho cô nhé!!!
Bài của Yến Hoa Icon_minitime25/5/2011, 9:42 am by Lethuyabc28

» Cuộc thi "Tôi yêu nghề báo"
Bài của Yến Hoa Icon_minitime6/4/2011, 8:19 pm by Admin

» Bài thực tế tòa soạn VnExpress
Bài của Yến Hoa Icon_minitime29/3/2011, 10:03 pm by Khách viếng thăm

»  Biên tập Sinh viên sôi động kinh doanh hoa ngày 8 - 3
Bài của Yến Hoa Icon_minitime13/3/2011, 11:22 pm by Minh Trang

» Biên tập bài : Thanh niên Việt Nam - Trung Quốc gặp gỡ hữu nghị
Bài của Yến Hoa Icon_minitime13/3/2011, 10:44 pm by thái báo ảnh k28

Top posters
Admin
Bài của Yến Hoa Poll_leftBài của Yến Hoa I_voting_barBài của Yến Hoa Poll_right 
dang ro
Bài của Yến Hoa Poll_leftBài của Yến Hoa I_voting_barBài của Yến Hoa Poll_right 
Dungxinh
Bài của Yến Hoa Poll_leftBài của Yến Hoa I_voting_barBài của Yến Hoa Poll_right 
Dan-gyokuei
Bài của Yến Hoa Poll_leftBài của Yến Hoa I_voting_barBài của Yến Hoa Poll_right 
lehuong
Bài của Yến Hoa Poll_leftBài của Yến Hoa I_voting_barBài của Yến Hoa Poll_right 
thái báo ảnh k28
Bài của Yến Hoa Poll_leftBài của Yến Hoa I_voting_barBài của Yến Hoa Poll_right 
Lethuyabc28
Bài của Yến Hoa Poll_leftBài của Yến Hoa I_voting_barBài của Yến Hoa Poll_right 
yen hoa
Bài của Yến Hoa Poll_leftBài của Yến Hoa I_voting_barBài của Yến Hoa Poll_right 
vankiem86
Bài của Yến Hoa Poll_leftBài của Yến Hoa I_voting_barBài của Yến Hoa Poll_right 
Minh Trang
Bài của Yến Hoa Poll_leftBài của Yến Hoa I_voting_barBài của Yến Hoa Poll_right 

 

 Bài của Yến Hoa

Go down 
Tác giảThông điệp
yen hoa




Tổng số bài gửi : 10
Join date : 11/01/2011

Bài của Yến Hoa Empty
Bài gửiTiêu đề: Bài của Yến Hoa   Bài của Yến Hoa Icon_minitime28/5/2011, 4:47 pm

Bài 1. Phóng sự Chú lính chì dũng cảm

Nằm ở ngõ 10, số nhà 41, đường Giải Phóng, Hà Nội, căn phòng trên gác 2 nhỏ và hẹp chừng như không quay nổi đầu một chiếc xe đạp, không giường, không tủ. Chỉ toàn là sách về công nghệ thông tin, một giàn máy vi tính cho phép nối mạng nhanh nhất. Chủ nhân của nó là Nguyễn Văn Tú, chàng sinh viên năm 3 khoa công nghệ thông tin, ngành công nghệ phần mềm, Đại Học Bách Khoa Hà Nội. Nhưng, không may mắn như bao sinh viên khác, chàng sinh viên quê nghèo Thanh Hoá ấy không lành lặn. Đôi chân khuyết tật bởi chất độc màu da cam, di chứng của chiến tranh mà người cha đã trực tiếp tham gia chiến đấu.

Tôi gặp anh vào một trưa tháng 5, trời Hà Nội nắng như đổ lửa. Trước lúc đến, nói chuyện với anh qua điện thoại, anh cười hề hề, không có gì, em cứ đến đi.

Lúc tôi đến, anh đang hì hục thổi lửa cho cái bếp than tổ ong ngay đầu hồi con hẻm, cách căn phòng thuê đến vài ba nhà, nhìn nhỏ thó trong chiếc sơ mi trắng, mặt lấm lem bụi than. Chẳng biết có phải vì khói hay không mà mắt tôi bỗng nhoè nước, anh cười, nhạt nhoà trong khói. Anh đứng và đi bằng hai đầu gối. Cái nền xi măng xù xì làm anh phải đi cả bằng hai tay.Vậy mà, vẫn không mất đi chất xông xáo của một chủ nhà. Anh dẫn tôi lên phòng. Căn phòng tít trên gác hai, cầu thang gỗ ọp ẹp, xoắn lựơn. Đi lên thấy rùnh rình. Anh bám lấy từng bậc gỗ, đu mình lên, cứ thế đến tận phòng. Thấy tôi đứng lặng, anh cười, có gì đâu, mình quen rồi, chỉ là mấy bậc cầu thang thôi mà.

Phải nói là anh giỏi, không đơn thuần là leo mấy bậc cầu thang bằng hai đầu gối. Anh giỏi bởi anh là người tật nguyền mà không hề sống trong suy nghĩ của một người tật nguyền. Và chính điều đó đã làm tôi cảm mến anh ngay từ lần đầu tiếp xúc.

Anh là kết quả của mối tình giữa anh bộ đội Cụ Hồ với cô nữ thanh niên xung phong cùng quê Yên Định, Thanh Hoá. Khi mang thai anh, cả gia đình ai cũng háo hức, dù gì cũng là cháu đức tôn. Nhưng ngày anh chào đời cũng là ngày mọi người biết rằng cha anh đã nhiễm chất độc màu da cam trong những lần băng rừng Trường Sơn. Anh sinh ra với đôi chân teo tóp, quằn kèo. Nhìn con trai với khuôn mặt thiên thần mà cha mẹ anh quặn thắt. Đôi chân tí xíu cứ lớn lên từng ngày, từng ngày dò dẫm , thay bằng học đi thì anh lại học bò, suốt ngày bò. Đó là chuyện những ngày bé tẹo mà anh nghe mẹ kể lại. Rồi, khi anh đi học, cha mẹ lại thay phiên nhau đưa đón. Những ngày đầu, anh chỉ khóc, khóc vì sợ hãi, khóc vì ánh mắt vô tình của trẻ thơ. Tuổi thơ của anh là những chuỗi ngày một mình, thơ thẩn với những cuốn sách, những câu chuyện thần tiên mà trong giấc mơ, anh thấy mình là chú lính chì dũng cảm. Anh yêu những cơn mưa rào đầu hạ. Tôi cười, nói anh lãng mạn.

Mưa sẽ xoá nhoà ranh giới giữa nắng và những cơn dông. Chẳng biết phải thế không, tôi cứ đồng tình với anh như thế. Giờ đây, mưa luôn mang theo cả kí ức ngày xưa với chàng lính chì ước ao được tắm mưa, được chạy trong mưa và vẫy vùng thoả thích. Khi cha mẹ đi làm hết, chỉ mình anh ở nhà thì đó có lẽ là cả thế giới để kiếm tìm

Rồi anh thi Đại Học. Yêu thích công nghệ thông tin, ham muốn được khám phá và cống hiến, anh đã nộp hồ sơ vào khoa công nghệ thông tin của trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội. Rồi anh đỗ, anh đi học Đại Học, dễ dàng, tưởng chừng như một điều hiển nhiên, đáng được của bù đắp. Cha mẹ lo anh xa nhà, lại không lành lặn như người ta, anh sẽ sống, sẽ chăm sóc bản thân và học hành thế nào. Mẹ anh cách vài tháng lại tất tảo vượt hơn 200 cây số lên thăm anh, chỉ để nhìn thấy anh đang khoẻ mạnh, rắn giỏi. Anh kể, những ngày đầu xa nhà lên Hà Nội học Đại học, anh vẫn mang cảm giác của thuở bắt đầu học con chữ. Sống trong một môi trường mới, cuộc sống thị thành ào ào đua chen, chẳng ai là người thân thích bên cạnh nâng mình lúc ngã hay đơn thuần là giúp mình sang đường. Anh sợ và hoang mang. Nhưng niềm khát hiểu biết, khát được vượt lên chính mình, được sống như những người bình thường đã khiến anh mạnh mẽ, bản lĩnh.

Tôi vẫn thường cho rằng, niềm tin đánh cắp mọi sự âu sầu, ủ não. Có lẽ điều đó đúng với anh, một người chỉ sống với niềm tin và cố gắng. Bách Khoa là một trường ĐH lớn của nước ta, đào tạo đội ngũ kĩ sư, cán bộ giỏi trong các lĩnh vực về hóa chất, công nghệ. Chính vì thế, cũng giống như tâm lý của đa phần các bạn sinh viên, đỗ vào trường đã là gian nan, nhưng để theo được nó, theo đúng ngành mình đam mê thì còn là nỗi ám ảnh. Anh cũng sợ điều đó. Nhưng rồi, càng học, càng thấy thích, càng thấy mình bị cuốn vào nó, cuốn vào những con số, những phần mền, những mã hoá để rồi, năm nào cũng đứng đầu lớp.

Là đúng khi nói sinh viên mơ mộng. Ai là sinh viên mà chẳng đôi lần nhắm mắt cười thầm. Anh cũng mơ mộng, cũng chạnh lòng trước một sắc áo qua, cũng thẩn thơ ngắm một nụ cười. Anh kể với tôi, đôi lần anh ước được trêu đùa một cô gái, mà không dám. Tôi nói anh hiền quá, nhát quá. Rồi anh kể, đôi lần, anh ước được đi chơi xa với bạn bè, được hoà mình vào một trấn bóng đá mà anh là chàng tiền vệ dù biết là không thể.

Tôi hỏi anh, có bao giờ anh thấy tủi cho mình không? Anh nói, chỉ tủi khi mình không thể cống hiến hết sức trẻ, không thể khoác màu áo xanh lên rùng sâu với bản với làng để nghe i a đọc chữ. Tôi thắc mắc, anh không thấy tủi bởi mình là người tật nguyền chịu nhiều khó khăn trong cụôc sống ư? Anh cười, nụ cười vẫn nhạt nhoà, “dù là người tật nguyền nhưng mình được xã hội giúp đỡ, bạn bè quan tâm, ai cũng tốt với mình thì việc gì mình phải tủi. Cái nhìn của xã hội với người tật nguyền giờ đây đã thân thiện rất nhiều. Khó khăn trong cuộc sống chỉ là đôi chút thôi. Như khi mình chạy xe lăn qua đường thì nhiều khi cần người đẩy sang. Còn tất cả mọi việc trong sinh hoạt, mình đều làm đựơc”.

Nhìn ánh mắt anh kể về dự định tương lai sau này ra trường của mình, tôi hiểu anh đang hạnh phúc. Bởi hạnh phúc là gì nếu không phải là được sống với chính mình, sống bằng chính mình. Anh sẽ mở một công ty, viết những phần mềm mạng. Tôi tò mò, không biết công ty sẽ tên gì nhỉ, anh cười, chưa nghĩ ra....

Ở đời, người ta có nhiều điều để chối bỏ. Và đôi khi, chối bỏ lại không phải là một điều xấu. Chối bỏ cái ác, chối bỏ cái thiệt thòi. Để được thiện, để được đủ đầy. Như anh, chối bỏ khuyết để được tròn. Anh không nghĩ mình tật nguyền, mà chỉ nghĩ mình đang hoàn thiện bản thân. Hình ảnh chú lính chì dũng cảm dám đương đầu với sóng gió đại dương ám ảnh tôi trong suốt chặng đường về. Đúng, anh là chàng lính chì dũng cảm....

Bài 2. Sau Tết, khắc khoải những chuyến xe... về phố

Sau Tết, những chiếc xe khách lại gồng mình lũ lượt kéo về Thủ đô. Những con đường cửa ngõ vào thành phố bụi tung tít mù. Bụi cố hương mang ra thị thành mịt mù hơn khói nhang ngày Tết. Phố phường sau cái chớp mắt của Tết, chưa đủ để người thành phố kịp nhận ra khoảng bình yên đã lại trở về là chính mình của tháng ngày ồn ã, ào ào, chen bon. Phố vẫn cứ là phố với ngần ấy gốc cây, ngần ấy cột đèn vậy mà người thành phố ăn Tết xong không hiểu sao lại cảm thấy hình như con đường mới năm ngoái đi năm nay đã chật và dài hơn thì phải... Ngẫm ra chỉ thấy tội những con đường, tội những chuyến xe, tồi tội mà thương da diết những con người neo giấc mơ thị thành.

1. Cũng phải thôi. Cứ tưởng Tết chỉ giản đơn như quả đất tròn, giản đơn như chiếc bánh chưng, giản đơn như tuần hoàn đời người buộc phải có, thì với người tha hương chốn thị thành (tạm gọi là người tỉnh) Tết phức tạp hơn nhiều. Cái phức tạp đến trở thành cố hữu, đến trở thành bản sắc, thành rưng rưng của những ki cóp, góp gom. Tết là khăng khăng tha nhặt tất cả về với quê, với cố hương, với ruộng với đồng, với dấu yêu chưa thể hoặc không thể mang đi. Người thành phố sắm Tết dù nem công chả phượng thế nào vẫn cứ nghèo hơn người tỉnh. Nghèo hơn để có một thứ gọi là quê để về. Và rồi, sau cái rưng rưng ấy, người tỉnh lại rồng rắn nhau cuống quýt với thị thành tiếp tục toan lo cho Tết sau sao cho ấm lòng hơn Tết trước. Những chuyến xe chuyển bánh bỏ lại sau lưng khói, bụi cùng mênh mông nhớ, mênh mông thương, mênh mông gần gụi, bình nhật. Và vì thế mà cứ dài mãi ra, chật mãi ra, cứ chông chênh bộn bề mãi.

Ngày thường, những chuyến xe ấy đã đông. Những ngày sau Tết, vẫn những chuyến xe ấy nhưng đông hơn gấp nhiều lần. Người ở đâu ra mà nhiều thế. Người tỉnh chứ người ở đâu. Hành trình tha hương lại bắt đầu sau cuộc hành hương về cố cuội để kiếm tìm những khoảng trời xanh hơn lũy tre làng. Người Việt ta vẫn thường quan niệm vạn sự khởi đầu năm, đặc biệt trong sự xuất hành. Nên hành trình tha hương tự nó mang ý nghĩa hơn một sự ra đi, hơn chất chứa hy vọng. Về một mặt nào đó của tâm linh, nó còn mang ý nghĩa quyết định cho sự hanh thông hay bì bạch trong cả năm đang hiện hữu. Người tỉnh luôn xem ngày và giờ trước khi xuất hành. Giờ đẹp bước chân ra khỏi cửa và ngày đẹp khăn gói quả mướp lên đường. Những chuyến xe sau Tết vào những ngày hoàng đạo ít ỏi lẽ dĩ nhiên... đông ăn đứt và cũng... kinh hoàng ăn đứt những ngày tầm tầm lê thê. Có thể không về cùng một ngày nhưng lại đi cùng một ngày, ngồi cùng một chuyến xe để lên phố sao cho kịp ngày đẹp, kịp ngày làm, kịp ngày học, kịp nhịp mưu sinh. Trên những chuyến xe ấy là cả một gia đình bé mọn công tác ở thành phố nhưng bao dấu yêu vẫn vương vất quê nhà, vợ chồng con cái đùm rúm với lỉnh kỉnh túi mẹ túi con và lộc lá Tết ông bà gói cho cháu mang đi, là những cô cậu sinh viên còn đang ngái ngủ mùi Tết đã phải cắp ba lô con cóc với bánh chưng, kẹo lạc lủng liểng và bịch gạo của vụ mới kè kè thùng xe, là anh công chức còn đang dang dở hợp đồng trước Tết, cố gắng hoàn thành để còn được tăng lương, là những người lao động tự do hối hả lên cho kịp thời vụ... Và lại vào guồng quay mới, nối đuôi của những điều cũ để cuộc sống cứ thế, cứ thế, chỉ mong sao cho lăn tròn như hòn bi ve.

2. Xe chỉ bấy nhiêu chỗ, con đường chỉ bấy nhiêu dặm. Nhưng người thì tỉ lệ nghịch với những điều đó. Ai cũng nhất mực muốn ra đi. Mà nhà xe thì luôn coi khách hàng là thượng đế, chẳng lẽ lại chối từ khách với lý do hết ghế ngồi. Như thế là đuổi khách, là kiểu cách. Mà giả sử cứ coi là đuổi đi thì khách vẫn muốn lên xe để lên phố cho vừa vặn những toan tính thường ngày, chặng đường chỉ bấy nhiêu cây số thôi, nhiều nhặn gì đâu.

Một năm mới có một dịp, tranh thủ làm ăn, chẳng tội gì mà làm phật lòng thượng đế. Vừa được tiếng lại vừa được miếng. Người tỉnh thì bảo nhau rằng thông cảm cho nhà xe, ngày Tết mà, chịu khó một chút. Chịu khó đứng suốt chặng đường trăm cây số một chút, người chồng người một chút, chịu khó ngột ngạt một chút, chịu khó đi vé đắt một chút. Chỉ một chút thôi bù lại sẽ là cả năm hanh thông, đại lợi...

Nếu là người thành phố, hãy cứ thử là người tỉnh một lần trong đời để nếm cái cảm giác ngồi trên những chuyến xe hoài vọng ấy. Sẽ hiểu được hơn cái khắc khoải trên từng cây số. Vừa mông lung, lại vừa thon thót. Chập chờn giữa tỉnh và mê, chập chờn trong vũ điệu của những cái thắng phanh gấp, những cú lượn lờ, đua nhau của mấy bác tài ưa tốc độ, chập chờn trong cái vun vút lao với lời hát "xe ta băng băng trên dặm trường mà làng quê ta băng qua bao núi đèo..." phát ra lè nhè từ máy cat xet của nhà xe. Để rồi giật mình nín thở mỗi lần nhác thấy từ xa bóng áo vàng của mấy anh cảnh sát giao thông mẫn cán. Sẽ có hai phương án xảy ra. Hoặc là nhà xe bị vẫy xuống nộp phạt và đi tiếp, hoặc là nhà xe kêu gọi người tỉnh kéo kín hết các mành cửa sổ xe, ngồi xuống hết mức có thể để tiếp tục tiến về Hà Nội. Nhưng cũng có trường hợp ngoại lệ khi mà cả hai phương án đều bất khả thi. Trong mấy ngày sau Tết, khi nhịp sống đã đi vào ổn định, tình trạng vi phạm giao thông của những chuyến xe liên tỉnh gia tăng đột phát. Xe chở quá tải, lạng lách, chạy quá tốc độ. Riêng trong hai ngày 16 và 17/2, toàn quốc đã xảy ra 56 vụ TNGT, làm chết 45 người và bị thương 52 người. Trong số những vụ TNGT có khá nhiều trường hợp liên quan đến xe chở khách. Không có sao được khi xe chỉ có 60 chỗ ngồi mà chuyên chở lên được 130 người. Đến là tài tình.

3. Thực ra, cái cảm giác đó cũng không khó chịu lắm đối với người tỉnh. Năm nào chẳng thế nên có lẽ đã thành quen. Biết làm sao được khi trót gửi giấc mơ vào phố thị và chỉ có phố thị mới làm cho những ước mơ đó tỏa sáng.

Phố lại đông và đường lại chật sau mỗi dịp Tết. Đường lại tắc liên miên và người tỉnh cùng người thành phố lại rèn luyện được nhiều hơn tính nhẫn nại, đức tin và niềm hy vọng. Cuối cùng thế nào cũng sẽ về đến nhà, về đến gác trọ, dù lâu hơn một chút. Lại một chút !.

Tết này, Tết sau và Tết sau nữa, có lẽ người tỉnh vẫn phiêu bồng trên những chuyến xe ấy. Những chuyến xe khắc khoải trải dài ra với tận phố thị. Sẽ nhẹ tênh lòng khi "nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng" trong lời thơ của Phạm Tiến Duật. Năm nay, tôi cũng... trôi về phố trên một chuyến xe hoài vọng thế mà thấy thênh thênh lòng . Biết làm sao được, đời vẫn vui và vẫn phải hy vọng thôi.

Bài 3. Chuồng chim bồ câu

1. Ở thành phố, để có một cuốn sách hay một tờ báo có lẽ là việc dễ dàng nhất trong muôn vàn việc tầm tầm không khó, không dễ. Chỉ cần ra đầu ngõ đã thấy các quầy bán sách báo với hình những cô người mẫu, diễn viên xinh như mộng tung tăng phấp phới bay trên dây các quầy hàng. Và chỉ cần bước thêm mấy bước nữa đã gặp những xe bán báo dạo nối đuôi nhau phát ra điệp khúc của đô thị mà không ít người thuộc lòng: "báo an ninh thủ đô, an ninh thế giới, pháp luật cuộc sống số ra ngày...với vụ cướp giết hiếp gì gì đó xôn xao dư luận...". Cũng không khó để tìm cho mình một địa chỉ mua sách trung thành để mỗi khi có dịp lại ghé qua chọn vài cuốn rồi tìm một không gian bình lặng trong một quán cafe nào đó mà đọc đến quên về. Có cảm giác như sách báo ở thành phố cũng giản đơn như mớ rau, mớ tép nơi quê nhà vậy. Các bà bán xôi đầu mỗi con hẻm chẳng vẫn thường dùng sách báo cũ mà gói ghém thứ quà sáng tinh tươm ấy cho đượm màu mực in tèm lem đó sao. Hay như mấy chị bán hoa dọc thành phố cũng bó gọn những chụm hồng, chụm cúc bằng thứ báo giấy đó sao. Đôi khi, nhìn những điều hiển nhiên cũ nhèm đó lại thấy chạnh lòng với tuổi thơ ngút ngát sao trời, khi mà yêu những trang sách báo cũ như yêu những điều thiêng liêng vậy...

... Lần đầu tiên bước vào thư viện sách là khi tôi học lớp 5. Đó là khi thư viện xã mới được xây xong, còn hăng hăng mùi vôi vữa, và thơm mùi thảo mộc vương vất trên kệ sách. Một buổi chiều tan học về sớm, tôi đánh bạo bước vào cái không gian mà chưa một lần được biết đến chứ nói gì đến đặt chân. Một thứ cảm giác mát dịu mơm man trong tâm trí bé con của tôi, nó không đơn thuần là niềm vui chất chứa trong những gói bỏng ngô mỗi lần mẹ đi chợ về, hay tấm áo hoa xa tanh mỗi dịp tết. Thư viện xã có một chị thủ thư trông coi, kiêm luôn việc gửi thư của xã ra thị trấn để từ đó chuyển đi khắp nơi. Trong sân thư viện, bên cạnh gốc đa cổ thụ xanh mướt mát, một hòm thư giống hệt chuồng chim bồ câu nhà tôi, mới tinh vàng kè trên nắp có ghi mấy chữ màu xanh: thư viện xã. Một chiếc bàn dài và to, quét vecni bóng loáng đặt giữa khuôn viên nhà, kiểu bàn mà bây giờ người thành phố vẫn dùng để ăn tiệc. Và những kệ sách cao quá đầu (tất nhiên rồi, ngày đó tôi mới học lớp 5 mà) nối nhau, nối nhau chạy đến tận...góc nhà. Trên đó, gáy những quyển sách to nhỏ, đen vàng được xếp ngay ngắn, tuy không nhiều nhưng cũng đủ hoa mắt với bất kỳ đứa trẻ quê nào. Tôi đã mê mẩn, đã ngập ngụa mình trong không gian sách vở đó và thầm ước, giá tất cả là của mình, hay giá mà mang về nhà được để đọc dần.

Còn nhớ, quyển sách đầu tiên mà tôi đọc được cho ra tấm ra món là quyển truyện cổ Grim của Andecxen. Những trang sách ố vàng màu thời gian đóng hộp ủ cả miền cổ tích xa lắc, ủ cả tuổi thơ với thứ mùi êm êm ngòn ngọt. Hương bay ra quyện cả với áo quần, và cả bàn tay nhỏ xíu. Ở nơi ấy, nàng tiên cá đã phải đánh đổi giọng hát thiên thần và suối tóc như mây của mình cho mụ phù thủy để được lên bờ vì trót yêu hoàng tử. Và từ đó, nàng không còn bao giờ trở về thủy cung cùng cha mẹ, anh chị mình được nữa vì nàng không còn chiếc đuôi mà thay vào đó là đôi chân của loài người. Trong giấc mơ thiêm thiếp của mình đến tận bây giờ, tôi vẫn thường mơ về nàng tiên cá, vẫn thường nghĩ rằng nàng đang ở đâu đó, ở một vùng biển nào đó mà mình đặt chân để khắc khoải trong nỗi cô đơn và hoài nhớ. Cảm giác của tuổi thơ thật lạ. Ám ảnh ngọt ngào.

2. Rồi buổi chiều đó nối tiếp những buổi chiều khác, tôi thường đạp xe về nhà muộn hơn. Muộn hơn rất nhiều những chiều vào đông tối sớm. Chị thủ thư dần dần cũng quen mặt, lần nào đến cũng có thứ gì đó cho tôi, khi thì củ khoai, khi thì bắp ngô luộc, hay những chiếc kẹo xanh đỏ chẳng biết rõ mùi vị. Có những chiều, lũ trẻ trong xóm kéo đến chật cả chỗ ngồi, la liệt sách được bày lên bàn chở những ước mơ non nớt của chúng tôi lượn lờ như tàu bay giấy. Chúng tôi lặng im gặm nhấm thế giới của riêng mỗi đứa, thỉnh thoảng lại đưa mắt nhìn nhau như dò xét mày đang lạc vào thế giới nào. Cái không gian, sự ấm cúng đó quen thuộc đến nỗi tôi tưởng chừng nhắm mắt vào là chạm được. Đứa nào cũng háo hức với những gì khám phá, rôm rả và xôm tụ hơn trong câu chuyện mỗi ngày lên lớp. Hạnh phúc khi đó giản đơn chỉ là những trang sách ố vàng nhưng thơm miền cổ tích.

Thư viện xã dường như chỉ dành riêng cho tụi con nít chúng tôi thì phải. Cái chuồng chim bồ câu trước cửa cũng chẳng mấy khi có thư để chị thủ thư phải miệt mài. Cây đa cổ thụ ra quả đỏ au từng chùm như thắp đèn lồng đỏ treo trên phố thị mỗi dịp tết bây giờ, rụng chi chít gốc cây.

10 tuổi, tôi thấy thư viện xã thật kì diệu. Có những cuốn sách to bằng tất cả bàn tay của mấy đứa chúng tôi gộp lại, nhưng lại có những cuốn bé tẹo chỉ đút vừa túi quần tôi. Khi tôi chưa thể đi hết những miền cổ tích đó thì thư viện đã đóng cửa. Tôi cứ băn khoăn mãi một điều rằng, không biết những miền cổ tích của tôi sẽ lạc về đâu, có được những đứa trẻ mắt thao láo khẽ khàng lật từng trang hay không.

Thư viện đóng cửa vào một chiều đông ảm đạm. Lá đa bay xao xác cả quãng đường dài về nhà. Tôi cứ mải miết đạp xe, thấy gió táp vào mắt cay xè. Lũ bạn tôi cũng cắm cúi đạp, chẳng đứa nào nói với nhau câu gì. Nhưng tôi biết bão tố đang cuộn lên trong lòng bọn nó.

Dọc cả tuổi thơ, tôi vẫn đạp xe qua khu thư viện cũ giờ đã là cây xăng chình ình. Chẳng biết vì sao người ta đang tâm xây nên rồi lại đang tâm phá bỏ. Có lẽ cổ tích thì mãi chỉ là cổ tích mà thôi và không thể bằng những gì hiện hữu được.

3. Ngày đó, tôi cứ ước một ngày nào đó, hay một chiều nào đó đi ngang qua đấy lại thấy một thư viện với chuồng chim bồ câu vàng kè trước cửa. Tôi hứa, tôi sẽ không khư khư giữ nó cho riêng mình, sẽ san sẻ miền cổ tích đó cho cả những cụ già bằng giọng kể của mình. Nhưng, giấc mơ cổ tích đã chắp cánh bay là một đi không trở lại. Như nàng tiên cá chẳng thể trở về với biển cả được nữa. Tôi không tủi mà chỉ thương những rong ruổi của tuổi thơ quê nhà với ước mơ về một thư viện sách có chuồng chim bồ câu trước cửa.

Phố thị thì dường như được ưu ái hơn. Có quá nhiều những thư viện sách, quá nhiều những nhà sách, những sạp báo nhan nhản chen chúc nhau trong một thành phố tí tẹo. Vậy mà, ngày càng nhiều người ta nói về sự suy giảm của văn hóa đọc. Có lẽ cái gì nhiều quá cũng không tốt, mà nhiều đến mức thừa mứa thì lại càng không tốt. Hay khi quá đủ đầy thì sự thiếu thốn không còn được định nghĩa.

... Mỗi lần nhìn những gói xôi được vun vén ngon lành trong những tờ sách báo cũ, tôi thấy chạnh lòng ghê gớm. Đã có thời, xa lắm rồi, tôi từng ước có thật nhiều báo cũ để đọc và để bọc sách vở mỗi dịp đầu năm học mới. Và đã phải gò lưng đạp xe gần mười cây số ra phố thị chỉ để mua những tờ báo không vẹn nguyên đó. Niềm vui không ngờ chỉ nhẹ tênh đến vậy.

Tuổi thơ không trở về cùng tôi được nữa. Cũng như giấc mơ thoảng mùi thảo mộc chẳng thể nào đem nàng tiên cá trở về với chuồng chim bồ câu vàng kè. Tôi đã có cho riêng mình nàng tiên cá để mỗi khi nhớ lại mơ về. Nhưng vẫn gói ghém giấc mơ xưa....

Bài 4. Trưởng ban Bạn đọc báo Dân trí "Đừng sợ độc giả không hiểu"

Bộ trưởng Bộ Giáo Dục Nguyễn Thiện Nhân: "giáo dục chỉ là trò đùa"...
Danh hài Tự Long: "xin đừng sát muối vào nhà tôi"
MC Thảo Vân: bị nghiền nát một chân trước cổng trường báo...


Những cái tit mà nhà báo Vũ Văn Tiến- Trưởng ban Bạn đọc báo Dân Trí đưa ra trong buổi gặp gỡ với sinh viên Báo Ảnh K28- HVBCTT đã khiến cả lớp cười nghiêng ngả. Bên cạnh tiếng cười là những bài học làm báo thiết thực mà không phải với bất cứ nhà báo nào cũng dễ dàng chia sẻ. Cuộc gặp gỡ đã dạy cho những cô cậu sinh viên báo chí chúng tôi nhiều điều về nghiệp mình đã chọn. Ừ thì nghề báo là nhành đóa hoa hồng có gai...

Dân Trí có lẽ chẳng còn xa lạ gì với độc giả báo mạng điện tử. Với lượng truy cập chỉ đứng thứ 2 sau Vnexpress, Dân Trí đã ngày càng chứng tỏ khả năng của mình trong làng báo. Có thể rằng còn nhiều ý kiến của độc giả cho rằng, Dân Trí là tờ báo hay giật những thông tin sốc để câu khách, hiện tượng "treo đầu dê bán thịt chó". Nhưng, giờ đây, Dân Trí đã thực sự thay máu và tất nhiên là như thế khi mà đội ngũ phóng viên có những phóng viên trẻ, năng lực và nhiệt huyết như nhà báo trẻ Vũ Văn Tiến.

Với anh, dù là một tòa soạn báo hay một phóng viên thì chỉ thực sự đứng được trong lòng độc giả khi đi bằng chính ngòi bút của mình, với chính năng lực của mình. Làm báo là cuộc chơi của những con chữ, nhất là làm báo mạng, phải hạn chế câu chữ thừa. Viết ngắn gọn, súc tích nhất để người đọc dễ hiểu. Đừng sợ độc giả không hiểu mà diễn giải dài dòng, đừng sợ không có gì để viết mà phải quanh co.

Với một nhà báo giỏi, viết báo tốt thôi thì chưa đủ. Đặt tít sao cho xứng tầm với bài báo còn là điều quan trọng quyết định số phận của bài báo. Nếu như bài báo viết hay mà tit đặt không "kêu" thì cũng chưa phải là sự thành công. Một cái tít ấn tượng giúp níu mắt độc giả. Anh chia sẻ, tit là dành cho số đông người, không chỉ riêng cho một đối tượng nào, vì thế, tit không mang tính ám chỉ độc giả.

Khi đặt tít phải chú ý đến tính nổi bật, tính đặc biệt, tính khác thường của thông tin. Điều đó làm nên những cái tit độc đáo. Một ví dụ rất hình tượng mà anh đưa ra rằng, giả sử trước cổng trường báo xảy ra vụ tai nạn, thì tít không chỉ là "một vụ tai nạn thảm khốc". Mà hãy đánh sâu vào đối tượng. Hãy nói rằng "MC Thảo Vân: bị nghiền nát một chân trước cổng trường báo" (xin lỗi MC Thảo Vân, ví dụ thôi). Hay như kiện tụng thì người ta kiện tụng nhiều. Nhưng, danh hài nghệ sĩ Tự Long- quá quen thuộc với hình ảnh Táo Văn hóa, mà đi đâu, người người, nhà nhà đều thuộc lòng câu "xin đừng sát muối vào người tôi", công chúng thiết nghĩ chắc trong cuộc sống sẽ chẳng gặp điều gì khó khăn. Vậy mà đùng một cái vác đơn đi kiện vì hàng xóm xây nhà ăn sâu vào chân móng ảnh hưởng đến sự an nguy của gia đình nghệ sĩ. Như thế, tit sẽ đặt thế nào đây? ' một vụ kiện hy hữu" à? Quá quen. Hay "Tự Long vác đơn đi kiện vì sự an nguy của gia đình" được nhưng vẫn nhàm. Thay vì như thế, hãy đặt tit rằng " nghệ sỹ hài Tự Long: xin đừng sát muối vào nhà tôi". Quả là một cái tit quá "siêu sao".

Cùng với vấn đề đặt tít là vấn đề khai thác thông tin khi tiếp cận đối tượng. Điều này thì thực sự là khó với những sinh viên như chúng tôi. Kinh nghiệm chưa có, năng lực cũng tầm tầm. Vậy làm sao có thể lấy được những thông tin cần thiết nhất là đối với những quan chức bận trăm công ngàn việc. Thực ra, tiếp cận đối tượng đó là một nghệ thuật và ngay cách đặt câu hỏi cũng là một nghệ thuật.

Với kinh nghiệm làm báo của mình, anh chia sẻ với chúng tôi rằng, muốn thu thập được thông tin, trước hết phải tiếp cận trực tiếp với đối tượng cung cấp thông tin. Đó là điều thứ nhất quyết định. Hãy nói rằng, "cháu chỉ xin hỏi cô một câu thôi, một câu thôi..." đối với người phụ nữ bán hàng rong trên phố. Hãy nói rằng, "tôi chỉ xin ông một phút thôi với vấn đề này", rằng "việc này tôi không thể nói qua điện thoại hay gửi mail được, vì nó rất quan trọng. Chỉ xin phép được trao đổi với ông một phút thôi..." đối với những quan chức. Rồi bí quyết khi gặp mặt, hãy tạo sự thân tình, hãy hiểu tâm lý người đối diện. Có thể, hãy mua một món quà nhỏ để làm quà và hãy tận dụng mọi khoảnh khắc có thể để hỏi. Đôi khi những câu hỏi cuối cùng lại nhận được những câu trả lời hay nhất, cần thiết nhất.

Và đặc biệt, với tùy từng đối tượng mà có cách đối xử với nguồn tin khác nhau. Cũng đừng quên cho độc giả tin tưởng vào nguồn tin bằng cách cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết liên quan đến nguồn tin.

Còn nhiều những chia sẻ rất xương máu về hậu trường báo chí mà với tư cách là người đi trước anh khuyên lớp đàn em chúng tôi. Buổi gặp gỡ trong không khí gần gũi, với những bài học làm báo, chúng tôi thấy tự tin hơn trong nghiệp báo mình đang chọn. Dù biết rằng, phía trước chẳng phải là hoa hồng. Nhưng ngại gì. Cứ đi rồi sẽ đến.
Về Đầu Trang Go down
 
Bài của Yến Hoa
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
BÁO ẢNH K28 :: NỘI DUNG-
Chuyển đến