BÁO ẢNH K28
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

BÁO ẢNH K28

press's family
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Latest topics
» baì của đoàn ngọc anh
Bai tap o lop Icon_minitime4/6/2011, 9:55 pm by Dan-gyokuei

» Dang thi Tham
Bai tap o lop Icon_minitime3/6/2011, 6:49 pm by thamhoangdang

» 4 bai cuar le thi Huong
Bai tap o lop Icon_minitime3/6/2011, 6:45 pm by lehuong

» Bài của Yến Hoa
Bai tap o lop Icon_minitime28/5/2011, 4:47 pm by yen hoa

» Vào đây gửi 4 bài cho cô nhé!!!
Bai tap o lop Icon_minitime25/5/2011, 9:42 am by Lethuyabc28

» Cuộc thi "Tôi yêu nghề báo"
Bai tap o lop Icon_minitime6/4/2011, 8:19 pm by Admin

» Bài thực tế tòa soạn VnExpress
Bai tap o lop Icon_minitime29/3/2011, 10:03 pm by Khách viếng thăm

»  Biên tập Sinh viên sôi động kinh doanh hoa ngày 8 - 3
Bai tap o lop Icon_minitime13/3/2011, 11:22 pm by Minh Trang

» Biên tập bài : Thanh niên Việt Nam - Trung Quốc gặp gỡ hữu nghị
Bai tap o lop Icon_minitime13/3/2011, 10:44 pm by thái báo ảnh k28

Top posters
Admin
Bai tap o lop Poll_leftBai tap o lop I_voting_barBai tap o lop Poll_right 
dang ro
Bai tap o lop Poll_leftBai tap o lop I_voting_barBai tap o lop Poll_right 
Dungxinh
Bai tap o lop Poll_leftBai tap o lop I_voting_barBai tap o lop Poll_right 
Dan-gyokuei
Bai tap o lop Poll_leftBai tap o lop I_voting_barBai tap o lop Poll_right 
lehuong
Bai tap o lop Poll_leftBai tap o lop I_voting_barBai tap o lop Poll_right 
thái báo ảnh k28
Bai tap o lop Poll_leftBai tap o lop I_voting_barBai tap o lop Poll_right 
Lethuyabc28
Bai tap o lop Poll_leftBai tap o lop I_voting_barBai tap o lop Poll_right 
yen hoa
Bai tap o lop Poll_leftBai tap o lop I_voting_barBai tap o lop Poll_right 
vankiem86
Bai tap o lop Poll_leftBai tap o lop I_voting_barBai tap o lop Poll_right 
Minh Trang
Bai tap o lop Poll_leftBai tap o lop I_voting_barBai tap o lop Poll_right 

 

 Bai tap o lop

Go down 
+8
vankiem86
yen hoa
Nguyen Thi Yen Ngoc
dang ro
thanhrom3o
Dungxinh
Admin
Dan-gyokuei
12 posters
Tác giảThông điệp
Dan-gyokuei




Tổng số bài gửi : 14
Join date : 11/01/2011
Age : 33

Bai tap o lop Empty
Bài gửiTiêu đề: Bai tap o lop   Bai tap o lop Icon_minitime15/2/2011, 2:23 pm

moi nguoi post o day nhe Wink
Về Đầu Trang Go down
Dan-gyokuei




Tổng số bài gửi : 14
Join date : 11/01/2011
Age : 33

Bai tap o lop Empty
Bài gửiTiêu đề: Bai cua Doan Ngoc Anh   Bai tap o lop Icon_minitime15/2/2011, 2:24 pm

Cành đào ngày tết


Mỗi mùa có một loài hoa , loài cây đặc trưng cho mình . Nhắc đến tết ,đến ngày lễ đón chào năm mới của mùa xuân ,người dân Hà Thành không ai là không nghĩ đến sắc hồng của cánh hoa đào. Đã trở thành truyền thống lâu đời , cứ đến tết , bên cạnh những lo lắng chuẩn bị cỗ bàn mừng năm mới , nhà nào cũng vậy dù là giàu hay nghèo cũng cố mua được một cành đào xuân . Trước ngày mùng 1 tết , những cành đào với nhiều nụ , nhiều cành luôn đắt khách .Ông cha ta vẫn thường quan niệm đào phải nhiều nụ mới có nhiều lộc . Những nụ hoa đào e ấp để rồi đến ngày đầu tiên của năm mới nở bung như báo hiệu một năm mới nhiều phúc lộc sẽ đến với gia chủ . Quả thật ,đến thăm một gia đình với cành đào xuân đầy lộc được cắm trang trọng trong nhà ,ta mới cảm nhận rõ hơn bao giờ hết mùa xuân đang về . Chơi đào đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa ngày tết của người Tràng An.


Được sửa bởi Dan-gyokuei ngày 15/2/2011, 2:38 pm; sửa lần 4.
Về Đầu Trang Go down
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 20
Join date : 09/01/2011
Age : 40

Bai tap o lop Empty
Bài gửiTiêu đề: Vũ Ngọc Khanh   Bai tap o lop Icon_minitime15/2/2011, 2:32 pm

Hội gò Đống Đa 2011:
Không còn nhức nhối về giao thông

Năm nay, hội gò Đống Đa được tổ chức vào ngày mùng 5 tết để kỷ niệm 222 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa đại phá quân Thanh.Nét đặc sắc trong hội gò là lễ dâng hương được tổ chức vào lúc sáng sớm (5h-6h), bên cạnh đó là các hoạt động truyền thống như múa lân cờ bỏi, cờ người…

Một vấn đề nhức nhối phổ biến không chỉ ở hội gò mà các lễ hội khác nói chung là nạn trông xe với giá cắt cổ, lợi dụng vỉa hè, đường chung để làm bãi đỗ xe. Chính từ tình hình trên, thanh niên phường Quang Trung đã đề xuất tham gia trông giữ xe trong ngày lễ này. Một mặt, địa điểm đỗ xe cho người dân được giải quyết. Mặt khác, đây cũng là giải pháp cung cấp việc làm có ích cho xã hội tới thanh niên trong dịp đầu năm. Tiếp tục phát huy tinh thần bảo đảm trật tự an ninh công cộng, thanh niên đoàn phường Quang Trung lại tiếp tục tham gia trông xe cho lễ hội. Dưới sự chỉ đạo của bí thư đoàn phường, anh Nguyễn Trọng Tuấn, thanh niên phường cùng đã tích cực tham gia cùng công an giao thông và trật tự địa phương, góp phần không nhỏ vào điều tiết giao thông tại khu vực xung quanh gò. Từ 5h30 tới 17h30, trong thời gian diễn ra lễ hội, an toàn giao thông trên địa bàn phường được đảm bảo. Vỉa hè vẫn dành diện tích cho người đi bộ đi lại thuận tiện. Từ những thiếu sót và kinh nghiệm có được, phường Quang Trung sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo vệ trật tự công cộng trong hội gò để hội ngày càng đến gần với khách thập phương, không chỉ ở những nét văn hóa truyền thống mà còn là sự an toàn khi đến đây.
Vũ Ngọc Khanh


Được sửa bởi Admin ngày 15/2/2011, 3:57 pm; sửa lần 3.
Về Đầu Trang Go down
https://baoanhk28.forumvi.com
Dungxinh

Dungxinh


Tổng số bài gửi : 15
Join date : 14/01/2011
Age : 34
Đến từ : Hà Nội

Bai tap o lop Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bai tap o lop   Bai tap o lop Icon_minitime15/2/2011, 2:52 pm

Mặt trái của tục xin chữ đầu năm


Tục lệ xin chữ đầu năm là một trong những nét văn hóa truyền thống lâu đời của người dân Hà Thành. Từ mùng 1 đến mùng 10 Tết hàng năm, khu vực phía trong Văn miếu Quốc Tử Giám lại nhộn nhịp, tấp nập người đến xin chữ cầu may. Các “ông đồ” già có, trẻ có vận “áo the, khăn xếp” chỉnh tề chăm chú uốn từng nét chữ với “mực tàu, giấy đỏ”. Xin chữ đầu năm là một nét văn hóa quý báu, đáng được trân trọng và gìn giữ bởi nó đề cao tinh thần Nho học đồng thời tôn vinh những “ông đồ” đem những tâm huyết và tình cảm của mình trong từng nét chữ đến với mọi người. Tuy nhiên trong những năm gần đây, khi ngày càng nhiều “ông đồ” đã biến nó trở thành một hình thức kinh doanh với mục đích kiếm lời thì nét văn hóa thiêng liêng này đã dần mất đi sự linh thiêng, cao quý vốn có của mình. Ở khu vực bên ngoài Văn Miếu, có rất nhiều những “ông đồ” “cho chữ” với giá 100.000 đến 200.000 VNĐ một chữ (gấp 2,3 lần với giá quý định chung cho một tờ giấy đỏ bên phía trong Quốc Tử Giám). Do nắm bắt được yếu điểm là ở trong Quốc Tử Giám - nơi chữ chính thống từ lâu nay luôn quá tải lượng người xin chữ nên nhiều người sẽ không ngại ngần bỏ ra nhiều tiền hơn để xin được những nét chữ như ý mà không phải chen lấn hay chờ quá lâu nên hình thức “kinh doanh chữ” này trở nên rất phổ biến. Với cách làm như vậy, họ có thể thu được một khoản lợi nhuận cao từ công việc viết thư pháp của mình. Nhưng cũng chính từ những việc làm như vậy, họ đã vô tình khiến việc xin chữ trở nên “thương mại hóa” và dần mất đi giá trị cao quý của nó.
Phạm Phương Dung
Về Đầu Trang Go down
thanhrom3o




Tổng số bài gửi : 3
Join date : 11/01/2011

Bai tap o lop Empty
Bài gửiTiêu đề: ĐẦU XUÂN NGHE ĐIỆU QUAN HỌ CỦA XỨ KINH BẮC   Bai tap o lop Icon_minitime15/2/2011, 2:53 pm

Cứ vào dịp đầu xuân năm mới, mỗi người con đất Kinh Bắc đều nhớ về phong tục hát quan họ ngày Tết. Đó đã trở thành một nét văn hóa riêng biệt in sâu vào tiềm thức cả những người xa xứ khiến họ luôn đau đáu nhớ về…

Ở Bắc Ninh có nhiều làng quan họ nổi tiếng như Lim, Diềm, Bịu, Ó, Bùi, Bò, Nưa… Mỗi làng trong lễ hội hát quan họ đều có hai phần chính là lễ và hội. Phần lễ là để thờ Thần (Thánh), Phật nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh là “cầu may”-tức cầu cho Thần, Phật phù hộ cho dân an vật thịnh, mùa màng phong đăng hòa cốc. Phần hội là diễn ra các tục trò dân gian vui chơi giải trí thỏa mãn nhu cầu của nhân dân. Điểm đặc biệt là trong cả hai phần này những điệu hát quan họ đều vang lên da diết như một sợi dây kết nối đầy ý nhị.
Trong mỗi chầu hát quan họ thâu đêm suốt sáng, các liền anh liền chị ngoài hát giao duyên với nhau, một nét đặc sắc đó chính là các làng cạnh nhau thường có lời mời hát cùng, qua đó thắt chặt tinh thần thân thiện và hòa hợp.
Các điệu hát đầu năm thường có nội dung ca ngợi công đức của thánh thần, cầu cho việc sản xuất được tốt tươi. Đặc biệt, việc hát giao duyên rất được yêu thích. Liền ành, liền chị tụ họp ở sân đình, têm miếng chầu, rót chén nước mời nhau rồi đối đáp thật ngọt ngào và sâu sắc.
Khách quan họ hát với nhau bao giờ cũng có đôi, hát đối. Canh hát càng về khuya càng bộc lộ hết ý vị tâm tình trong đó. Những chầu hát hay có khi thu hút thu hút người nghe cả đêm không dứt.
Kết thúc hội hát, Quan họ tiễn khách ra tận cổng làng mà tiếng hát vẫn vang lên như có một chút gì đó tiếc nuối nặng tình:
“ Người ơi người ở đừng về,
Người về em vẫn trông theo…”
Đầu xuân năm mới được nghe Quan họ hát giao duyên luôn để lại dư vị sâu sắc trong lòng người nghe. Đó mãi là sự mến khách của đất và người Bắc Ninh với “khách đến chơi nhà”. Những hội hát quan họ trong phong tục đón Tết chính vì vậy trở thành biểu tượng của văn hiến Kinh Bắc, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại.
Về Đầu Trang Go down
dang ro




Tổng số bài gửi : 15
Join date : 11/01/2011

Bai tap o lop Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bai tap o lop   Bai tap o lop Icon_minitime15/2/2011, 3:04 pm

Những nét đẹp truyền thống trong lễ hội Gò Đống Đa

Hội Gò Đống Đa ( tại phố Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội) là một lễ hội truyền thống được tổ chức vào mồng 5 Tết Nguyên Đán hằng năm. Đây là lễ hội chiến thắng, để tưởng nhớ tới chiến công lừng lẫy của vua Quang Trung, người anh hùng áo vải đã lãnh đạo nhân dân đánh tan quân xâm lược nhà Thanh vào Tết Kỷ Dậu 1789. Hơn 200 năm trước đây là một chiến trường đẫm máu, ác liệt. Vào đêm mồng 4 rạng ngày mồng 5 Tết Kỷ Dậu (tức 29,30 tháng 2 năm 1789), đồn trại của giặc ở Khương Thượng bị thất thủ trước sức tấn công như vũ bão của quân Tây Sơn. Khiến cho tên thái thú Điền Châu Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử tại đây. Và từ đó Gò Đống Đa đã trở thành một di tích lịch sử văn hóa ghi dấu chiến công vẻ vang của ông cha ta trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm.

Lễ hội năm được tổ chức rất quy mô, hoành tráng vói hàng trăm diễn viên tham gia. Lễ hội có tổ chức rất nhiều trò chơi, tiết mục văn nghệ đặc sắc thể hiện tinh thần thượng võ, tái hiện lại không khí hào hùng của chiến thắng Ngọc Hồi Đống Đa cách đây 222 năm. Vào buổi sáng ngày hội, các vị chức sắc và bô lão trong làng đã tề tựu đông đủ để chuẩn bị cho buổi lễ. Đến gần 12 giờ trưa, từ đình làng Khương Thượng đến Gò Đống Đa, người ta tiến hành đám rước thần mừng chiến thắng. Đám rước dài, rược rỡ sắc màu, đi rất chậm rãi, trật tự để cho mọi người có thể chiêm ngưỡng tỉ mỉ các bức tượng hoành tráng của lễ hội.

Hấp dẫn hơn cả là tốp sau cùng với tiết mục “Con Rồng lửa”. Thanh niên hai làng Đồng Quang và Khương Thượng đua nhau bện rơm thành những con rồng lớn và được trang trí bằng mo cau, giấy bồi. Một tốp thanh niên mặc những bộ trang phục sặc sỡ giống nhau đi quanh đám rược Rồng lửa biểu diễn côn quyền nhằm tái hiện lại hình ảnh chiến trận năm xưa, biểu dương khí thế của nghĩa quân Tây Sơn. Đây là một trong những trò diễn độc đáo nhất của lễ hội gò Đống Đa.

Sau những nghi thức quan trọng là đến các trò chơi và biểu diễn nghệ thuật dân gian như múa lân, múa rồng, đấu vật, cờ người…và nó đã thu hút được rất nhiều người xem. Số đông khác thì lại đến dâng hương dưới chân tượng vua Quang Trung trong khuôn viên khu di tích Gò Đống Đa.

Tác giả: Chí Đăng
Về Đầu Trang Go down
Nguyen Thi Yen Ngoc




Tổng số bài gửi : 6
Join date : 16/01/2011

Bai tap o lop Empty
Bài gửiTiêu đề: ĐƯỢM ĐÀ HƯƠNG QUÊ   Bai tap o lop Icon_minitime15/2/2011, 3:07 pm


Trong văn hóa của người Việt, Tết âm lịch được coi là sự kiện lớn nhất trong năm. Cứ mỗi dịp Tết đến, xuân về, người dân lại nô nức chuẩn bị và đón Tết bằng nhiều phong tục đặc trưng khác nhau của từng vùng miền. Và có một làng nhỏ xứ Kinh Bắc đã đón xuân sang bằng một nét đẹp giản dị mà thắm đượm nghĩa tình.

Những ngày đầu năm mới, gia đình nào cũng có bánh trưng trong mâm cơm cúng gia tiên, ngũ quả mang lại may mắn và hoa đào, hoa mai đem đến không khí ngày Tết. Đó là những đặc điểm chung trong phong tục đón Tết của nhân dân ta. Và cùng với những điều chung ấy, người dân xã Nhân Thắng – Gia Bình – Bắc Ninh quê tôi còn chuẩn bị thêm một điều đặc biệt nữa cho ngày đầu tiên của năm mới, đó là chậu nước thơm ngát được nấu từ lá sả, lá bưởi, lá tre và hương nhu đặt trước cửa nhà.

Thoạt nghe thì chất nước này giống như nước gội đầu cho các bà, các mẹ, các chị ngày xưa, nhưng ẩn sâu trong đó là nhiều ý nghĩa mà người dân quê tôi dù có đi đâu xa cũng vẫn khắc nhớ mãi.
Vào mỗi sáng ngày mồng một, khách bước chân tới cổng nhà đã nghe mùi hương từ chậu nước lá thơm, tinh thần bỗng nhẹ nhõm, thoải mái - đó là cách chủ nhà đón tiếp khách quý đầu năm chưa cần gặp mặt. Sau đó người khách theo thông lệ sẽ rửa tay vào chậu nước trước khi bước vào nhà.

Nhiều khách thập phương đến làng tôi mỗi dịp Tết đều thắc mắc về ý nghĩa của chậu nước lá thơm này. Hầu hết, họ cho rằng nước lá được dùng để thanh lọc không khí, trừ tà hoặc mang một ý nghĩa may mắn nào đó. Nhưng ý nghĩa thật sự của nó lại đơn giản hơn nhiều. Dịp cuối năm là lúc mà dân làng tôi bận bịu và vất vả nhất, ngoài công việc của một làng nông, người dân còn tranh thủ làm thêm một số nghề để kiếm thêm thu nhập sắm sửa ngày Tết. Vì thế họ không có thời gian nghỉ ngơi cho tận tối ngày 30, khi giao thừa sắp tới. Chậu nước lá được chuẩn bị, vừa có tác dụng “xông hơi” cho cả nhà, lại vừa là sự quan tâm nho nhỏ mà chủ nhà dành cho những người thân, bạn bè, hàng xóm đến chúc Tết đầu năm. Lá sả và hương nhu có tác dụng thông khí, hòa trung giúp cơ thể thoải mái, tinh thần sảng khoái. Mùi hương ấy đã trở thành hương thơm đặc trưng của làng tôi mỗi dịp Tết đến. Đó là hương thơm của ngày xuân và cũng là hương thơm ngan ngát của tình nghĩa ruột thịt, xóm làng.



Được sửa bởi Nguyen Thi Yen Ngoc ngày 15/2/2011, 4:06 pm; sửa lần 2.
Về Đầu Trang Go down
yen hoa




Tổng số bài gửi : 10
Join date : 11/01/2011

Bai tap o lop Empty
Bài gửiTiêu đề: xuân trọn vẹn với Chợ Viềng.   Bai tap o lop Icon_minitime15/2/2011, 3:11 pm

Tết! Tết! Tết
Năm nào chẳng có Tết vậy mà vẫn háo hức, vẫn đợi chờ như chưa từng trải qua cái Tết nào trong đời, như không biết rằng phía trước còn bao nhiêu cái Tết đang chờ đón. Tết! Tết! Tết, cái thanh âm ấy cứ ngân vang và âm ba mãi trong lòng người từ khi đất trời mới chuyển heo may, ủ lạnh trong chộn rộn xốn xang.
Đối với người Thành Nam quê tôi, từ khi cái âm vang ấy được những đào, những quất, những hoa nhuốm sắc trong những phiên chợ quê, cũng là lúc hàng xóm nói với nhau rằng lại sắp chợ Viềng. phiên chợ ấy đã tắm táp, nuôi dưỡng tâm hồn những đứa trẻ quê như tôi lớn lên trong lời ru của bà, của mẹ
“ bước sang mùng bảy thì thôi
Đợi đến mùng tám đi chơi chợ Viềng.
Chợ Viềng mỗi năm chỉ họp một phiên
Trai gái đi chợ tốn tiền trầu cau”

Vâng, chợ chỉ họp mỗi năm một phiên thôi, vào đêm mùng 7 và rạng ngày mùng 8 Tết Âm lịch tại xã Trung Thành, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Không biết chợ có từ khi nào, chỉ thấy rằng qua bao đời nay, đi chợ đầu năm đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa chơi xuân đón Tết của người Thành Nam. Người xưa gọi đó là chợ Cầu May vì cả người mua và kẻ bán đều không phải mặc cả hay toan tính. Thực ra người ta đến với chợ chỉ để cầu may, cầu cho một năm mới vẹn tròn. Dù rằng ngày mai có vào mùa giáp hạt, dù rằng ngày mai còn bao bộn bề của đồng áng thì đêm mùng 7, thì ngày mùng 8 vẫn phải đi chợ. Dường như điều đó đã trở thành sự cố hữu, sự mặc định. Đến với chợ, khi ra về ai cũng đều tìm được cho mình một món đồ nào đó, dù rằng rất nhỏ, không dường như chỉ thỏa mãn sự bán mua mà hơn một sự bán mua đó là ý niệm về sự may mắn cho cả năm sung túc đủ đầy. hàng hóa trong chợ từ bao đời nay vẫn là những thức ấy dù cơn lốc đô thị hóa có quét qua từng nếp nhà. Vẫn là la liệt cây cảnh, ngập tràn đồ cổ và ươm ướp thịt bê tươi. Đặc biệt thịt bê đã trở thành đặc sản của chợ. Có khi cả gia đình cùng nhau đi chợ chỉ để mua về một cân thịt bò.

Vùng đất địa linh nhân kiệt Thành Nam có tới 4 chợ Viềng nhưng chợ Viềng Vụ Bản quê tôi vẫn mang những ý vị thiêng liêng và sâu xa nhất. bởi lẽ chợ nằm trong quần thể hội Phủ Giầy thờ bà Chúa Liễu Hạnh, một trong tứ bất tử trong quan niệm của người Việt. Đi chợ và lễ phủ là hai điều không thể thiếu đối với mỗi gia đình, mỗi người dân quê tôi trong dịp đầu năm mới để mong một năm mới may mắn, bình an. Có lẽ chính bởi đức tin trong ý niệm tâm linh ấy mà chợ Viềng đã trở thành nét đẹp văn hóa đón xuân không chỉ của người Thành Nam mà còn của người dân đồng bằng Bắc bộ

Có nhiều điều để mỗi người nhớ về Tết, là đêm cúng giao thừa cùng gia đình, là đi hái lộc cùng bè bạn, là lễ chùa xóc quẻ cầu may. Nhưng tôi tin rằng, với bất kỳ ai đã từng đến với chợ Viềng thì để nhớ về một cái Tết đẹp trọn vẹn còn phải là một đêm đi chợ cầu may.
Về Đầu Trang Go down
vankiem86




Tổng số bài gửi : 10
Join date : 11/01/2011

Bai tap o lop Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bai tap o lop   Bai tap o lop Icon_minitime15/2/2011, 3:15 pm

Lời chúc đầu xuân
[justify][justify][justify][justify][justify]Trong cái lạnh như muốn xẻ từng miếng thịt, ấy vậy mà bản ta thật là vui mới chỉ chiều 30 tết mà tiếng hát, tiếng hò đã át hẳn chỉ còn lại sự náo nức của ngày xuân. Trên đỉnh núi kia, bên những vách đá là những ngôi nhà nhỏ đang được tô thắm những màu đỏ của hoa đào, màu vàng tinh khiết của mai tất cả như nhuộm một màu- Màu của một năm đầy chiến thắng.

Dường như có sự khác hẳn với mọi vùng của tổ quốc, làng Sành-Cẩm Ngọc-Cẩm Thủy-Thanh Hóa có những phong tục và nét đẹp riêng, khiến cho ai được một lần hòa quyện cũng phải mủn lòng.

24h là thời khắc được mọi người dân trên cả nước đang hào hứng đón đợi từng phút, từng giây thế nhưng trước đó tại làng Sành mới 21h đêm tất cả các bạn thanh, thiếu niên nam nữ đến cả những người trung tuổi lại tụ tập về nhà văn hóa để cùng ca hát, hái hoa dân chủ, chơi những trò chơi dân gian để đón đợi giây phút chuyển sang một năm mới.
van Kiem
Cứ như vậy, những câu hò, tiếng hát những chén rượu cứ được nâng lên chia xẻ ngọt bùi cho một năm cũ bắt đầu đi qua. 23h rồi 24h cuối cùng thời khắc quan trọng cũng đã đến, tất cả mọi người như cùng ca những lời hạnh phúc nhất như một lời chào đón đợi xuân sang.

Như tục lệ thường ngày của nhân dân Việt Nam ta, cho dù có đi đâu tận phương nào thì đêm 30, mùng một tết cũng phải ở nhà xum họp ăn bữa cơm tất niên của gia đình. Nhưng với làng Sành hầu như mọi thứ đều như ngược lại, thanh niên trong làng phải tụ họp cùng nhau rồi phân tổ đi chúc tết tất cả mọi nhà, không phân biệt một ai. Bởi họ cho rằng “Có nhà thì neo người, nhà thì đông vui quá đi như vậy thì tất cả nhà nhà đều an vui, nhà nào cũng có tiếng cười vui vẻ đón nhận những lời chúc của đầu năm mới”.

Có vẻ như hơi nghịch lý, nhưng với một bản nhỏ phong tục ấy đã được duy trì bấy lâu nay. Gia đình nào cũng cảm thấy hạnh phúc trong lòng, chỉ với những lời chúc cầu an nhỏ nhưng nó còn quý giá hơn một vụ thóc được mùa. Người ta thường rỉ tai nhau rằng nếu gia đình nào trong bản làng không được mọi người cầu chúc phúc thì trong năm đó xẽ luôn gặp điều không may, ấy vậy mà gia đình nào cũng cố gắng sống tốt là gương văn hóa của bản làng.

Phong trào ấy như một tục lệ thể hiện một sự đoàn kết nghĩa tình nơi rừng xanh của tổ quốc, những ai xa quê đều cảm thấy chạnh lòng trong đêm 30 tết.


Được sửa bởi vankiem86 ngày 15/2/2011, 3:37 pm; sửa lần 3.
Về Đầu Trang Go down
lehuong




Tổng số bài gửi : 12
Join date : 12/01/2011

Bai tap o lop Empty
Bài gửiTiêu đề: Tết Quê Em   Bai tap o lop Icon_minitime15/2/2011, 3:17 pm

Vào những ngày giáp Tết, không khí ở khắp các vùng miền trong cả nước trở nên tưng bừng, náo nhiệt hẳn lên. Hòa cùng với không khí tưng bừng, nhộn nhịp đó thì những con người nơi thôn Yên Phú, xã Hà Tiến, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa cũng đang nô nức, háo hức thu xếp mọi công việc để chuẩn bị về nhà đón Tết với tinh thần hào hứng, phấn khởi, tươi vui cùng những người thân trong gia đình mình. Những người đi làm ăn xa nhà cũng nô nức kéo nhau về quê đón Tết bên những người thân của mình.

Sắp Tết, tất cả mọi người trong nhà ai ai cũng ra vào dọn dẹp nhà cửa cho thật tươm tất, sạch sẽ để đón chào một năm mới An lành, hạnh phúc… Sau đó, họ rủ nhau đi chợ Tết. Nhà nhà đều cóngười đi chơi chợ Tết không kể già – trẻ, lớn – bé, trai – gái… Họ ra đây để sắm nào là hoa, quả, quần áo, tranh ảnh… rồi đến cả các vật dụng cần thiết cho ngày Tết của gia đình mình.

Đón Tết, trong đêm giao thừa, mọi người trong gia đình ngồi quây quần bên nhau quanh một mâm cỗ được chuẩn bị từ trước, rồi sau đó họ chúc nhau bằng những lời chúc tốt đẹp nhất, hạnh phúc nhất mà họ muốn dành cho nhau. Điều đó, đã trở thành truyền thống trong văn hóa Tết của người Việt Nam chúng ta xưa và nay. Nó vẫn đang được lưu truyền rộng rãi trong mỗi vùng quê Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng.
Về Đầu Trang Go down
Dungxinh

Dungxinh


Tổng số bài gửi : 15
Join date : 14/01/2011
Age : 34
Đến từ : Hà Nội

Bai tap o lop Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bai tap o lop   Bai tap o lop Icon_minitime15/2/2011, 3:28 pm

Mặt trái của tục xin chữ đầu năm

Văn Miếu Quốc Tử Giám vào những ngày Tết luôn tấp nập người đến xin chữ cầu may. Theo thường lệ, khu vực bên trong Văn Miếu luôn là điểm dừng chân của những người mong muốn có được những nét chữ “rồng phượng” chính tay những nhà học thư pháp, những “ông đồ” thời hiện đại viết nên. Tuy nhiên, những năm gần đây, một số người học thư pháp đã lợi dụng điều này để “kinh doanh chữ” nhằm thu lợi nhuận từ nét văn hóa thiêng liêng và cao quý này.
Tục lệ xin chữ đầu năm là một trong những nét văn hóa truyền thống lâu đời của người dân Hà Thành. Từ mùng 1 đến mùng 10 Tết hàng năm, khu vực phía trong Văn miếu Quốc Tử Giám lại nhộn nhịp người đến xin chữ cầu may mắn cho một năm mới với “vạn sự như ý”. Các “ông đồ” già có, trẻ có vận “áo the, khăn xếp” chỉnh tề chăm chú uốn từng nét chữ với “mực tàu, giấy đỏ”. Đây là một nét văn hóa quý báu, đáng được trân trọng và gìn giữ bởi nó đề cao tinh thần Nho học đồng thời tôn vinh những “ông đồ” đem những tâm huyết và tình cảm của mình trong từng nét chữ đến với mọi người.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, khi ngày càng nhiều “ông đồ” đã biến nó trở thành một hình thức kinh doanh với mục đích kiếm lời thì nét văn hóa thiêng liêng này đã dần mất đi sự linh thiêng, cao quý vốn có của mình.
Ở khu vực bên ngoài Văn Miếu, có rất nhiều những “ông đồ” “cho chữ” với giá 100.000 đến 200.000 VNĐ một chữ (gấp 2,3 lần với giá quý định chung cho một tờ giấy đỏ bên phía trong Quốc Tử Giám). Do nắm bắt được yếu điểm là ở trong Quốc Tử Giám - nơi chữ chính thống từ lâu nay luôn quá tải lượng người xin chữ nên nhiều người sẽ không ngại ngần bỏ ra nhiều tiền hơn để xin được những nét chữ như ý mà không phải chen lấn hay chờ quá lâu nên hình thức “kinh doanh chữ” này trở nên rất phổ biến. Với cách làm như vậy, họ có thể thu được một khoản lợi nhuận cao từ công việc viết thư pháp của mình. Nhưng cũng chính từ những việc làm như vậy, họ đã vô tình khiến việc xin chữ trở nên “thương mại hóa” và dần mất đi giá trị cao quý của nó.
Phạm Phương Dung
Về Đầu Trang Go down
frosty2812




Tổng số bài gửi : 8
Join date : 13/01/2011

Bai tap o lop Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bai tap o lop   Bai tap o lop Icon_minitime15/2/2011, 3:57 pm

Tết thầy

Ông cha ta ngày xưa đã có câu : “Mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ, mùng ba tết thầy” với ý muốn nhắc nhở con cháu không được quên công ơn sinh thành của cha mẹ cũng như nhớ đến thầy cô đã có công dạy dỗ, truyền đạt kiến thức giúp chúng ta nên người. Việc đi thăm thầy cô trong những ngày Tết đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa của người dân Việt.

Dân tộc ta từ xưa đã có truyền thống uống nước, nhớ nguồn. Các phong tục như cúng tổ tiên, mừng tuổi, hay thăm hỏi ông bà, cha mẹ, thầy cô… trong những ngày Tết đều trở thành nét đẹp văn hóa được người dân nhiều nơi duy trì. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, dường như việc đi thăm thầy cô ngày Tết cũng đã trở nên dần dần mất đi trong ý thức của học sinh, sinh viên và nhiều khi đã trở thành một hình thức khác.

Ngày xưa, nghề giáo là một nghề được mọi người kính trọng. Nhưng hiện nay giá trị của nghề này đang dần bị mất đi. Học sinh ngày xưa đối với thầy giáo hết mực tôn kính, coi như cha mẹ thứ hai của mình vì đấy là người đã dạy cho ta nhiều điều, khiến ta nên người. Chính vì thế mà cứ mỗi khi Tết đến, học sinh thường đến thăm Tết thầy ngay sau khi đi thăm cha mẹ. Đến thăm Tết với sự biết ơn, lễ phép đối với người đã dạy dỗ mình là minh chứng thể hiện truyền thông tôn sự trọng đạo của dân tộc ta.

Ngày nay, tuy rằng truyền thống vẫn được duy trì nhưng trong suy nghĩ của học sinh, sinh viên cũng đã dần đổi khác. Đặc biết ở Hà Nội với tốc độ phát triển chóng mặt mà nhiều truyền thống đã mất dần đi nét đẹp vốn có của nó. Có nhiều học sinh ở đây trong những ngày Tết cùng lắm chỉ đi đến thăm ông bà, người thân mà quên đi mất thầy cô của mình.Mà cũng có nhiều người trong những ngày Tết chỉ đi chơi. Nhiều người cũng nghĩ mình đã không còn đi học nữa thì việc đi thăm thầy cô cũng chẳng để làm gì. Bên cạnh đó còn những người đi thăm thầy cô để phục vụ cho những mục đích cá nhân. Những suy nghĩ và hành động đấy đã làm một phong tục từ xưa đang dần mất đi những nét đẹp vốn có của nó.
Hiền Anh
Về Đầu Trang Go down
Lethuyabc28




Tổng số bài gửi : 10
Join date : 11/01/2011
Đến từ : Bắc Ninh

Bai tap o lop Empty
Bài gửiTiêu đề: Hái lộc đầu năm cầu may!   Bai tap o lop Icon_minitime15/2/2011, 4:00 pm


Hái lộc đầu năm cầu may là một phong tục đẹp của người Việt Nam ta từ ngàn xưa. Cũng như bao vùng thôn quê khác, phong tục hái lộc cầu may cũng được người dân quê tôi -thôn Hà Liễu,Phương Liễu, Quế Võ, Bắc Ninh gìn giữ như một nét đẹp đầu xuân.

Sau tiếng chuông giao thừa báo hiệu chuyển giao năm cũ và năm mới, nhà nhà đem lễ ra đình ra chùa làng để kính dâng lên các vị thần linh. Trước là để tạ ơn các vị đã che chở cho trong năm vừa qua, sau là để khấn xin các vị ban phước lành cho cả nhà và những người than trong năm mới gặp nhiều niềm vui may mắn. Sau đó, mọi người sẽ xin lộc đầu năm của đình và chùa làng bằng cách hái những cành lộc trong vườn đình , chùa. Mọi người quan niệm rằng có được những cành lộc đó trong nhà thì cả năm mọi việc được thuận lợi, phát triển như những gì mình mong muốn. Chính bởi vậy, những cành lộc được hái phải là những cành lộc đẹp nhất, có búp non phát triển, không bị khô héo, không còi cọc…để tránh những điềm xấu, điềm không may vào nhà. Ai ai cũng mong mình sẽ hái được những cành lộc ưng ý nhất trong ngày đầu năm ấy nên họ thường đến sớm để chọn trước. Không khí đi hái lộc đầu xuân đêm 30 rạng sang mùng một tết thật rộn rịp và náo nức. Năm nào cũng vậy, suốt đêm mùng một tết dân trong làng đều như háo hức đi hái lộc, xin lộc đầu xuân. Tuy vậy, nhiều người đã khiến trở nên thái quá khi bẻ những cành lộc thật to hay thậm chí mang cả dao để chặt những cành lộc to nhất làm ảnh hưởng tới những cây lộc và quang cảnh vườn đình chùa. Không chỉ vậy, đôi khi họ còn tranh dành nhau gây ồn ào nơi cửa Phật ảnh hưởng tới nét đẹp đầu xuân. Những hành động thiếu mĩ quan đó cũng đã được nhắc nhở và giảm dần trong những năm gần đây. Hái lộc đầu xuân cầu may thực sự là một nét đẹp truyền thống của lễ hội Tết nguyên đán hang năm ở quê tôi nói riêng và nhân dân ta nói chung cần được giữ gìn và phát huy,.
Nguyễn Lệ Thủy
Về Đầu Trang Go down
Dan-gyokuei




Tổng số bài gửi : 14
Join date : 11/01/2011
Age : 33

Bai tap o lop Empty
Bài gửiTiêu đề: doan ngoc anh   Bai tap o lop Icon_minitime15/2/2011, 4:07 pm

Như đã thành thông lệ ,ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam :Văn Miếu Quốc Tử Giám luôn nườm nượp người vào những ngày tết, không kể những du khách từ phương xa viếng thăm ,chỉ kể riêng các sĩ tử tới để xin cho con đường học vấn của mình được thuận lợi cũng đủ khiến cho không khí nơi Văn Miếu luôn nhộn nhịp .

Ngày mùng 2 tết , ngay từ đầu con phố Quốc Tử Giám đã thật nhộn nhịp những người đi lễ .Người thì đi xin những chữ hay để về treo trong nhà ; người thì dẫn con cháu mình đi lễ để xin cho con đường học vấn sáng lạn. Cổng Văn Miếu không lúc nào ngớt người ra vào. Đi một vòng Văn Miếu ,khu vực hàng bia tiến sĩ đông đúc với những sĩ tử chuẩn bị vượt vũ môn ,những tấm bia đã mòn đi bởi bao bàn tay chạm vào cầu may , mong cũng sẽ có tước vị cao trong con đường học vấn của mình .


* dung comm cho bai cua to Wink to con sua o nha Wink thank nhieu *
Về Đầu Trang Go down
Minh Trang




Tổng số bài gửi : 8
Join date : 11/01/2011
Age : 33

Bai tap o lop Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: bai tao o lop   Bai tap o lop Icon_minitime15/2/2011, 4:09 pm

Nạn trộm cắp nơi cửa phật

Mọi người thường nói, cửa phật là nơi linh thiêng - nơi mà mọi người có thể ngồi tĩnh tâm nghĩ về những gì mà mình đã làm trong năm vừa qua và để để cầu may, cầu cho một năm dồi dào sức khỏe, bình an, một năm làm ăn phát tài phát lộc.Vậy mà ngay lúc nay đây - những ngày đầu xuân, chốn linh thiêng ấy đã trở thành “miếng mồi ngon” của những kẻ được gọi là dân “hai ngón
Tại đền Sượt, phường Phạm Ngũ Lão, TP.Hải Dương luôn rất đông người đến vào đầu năm mới. Ngày mùng 1 tết, ngay lối cổng chính ra vào phủ, hàng nghìn người hối hả sắp lễ. Những hoạt động đổi tiền, viết sớ, xem quẻ nở rộ…. Bên cạnh đó là những thủ đoạn moc túi, trộm cắp tinh vi của dân “hai ngón”.
Chúng hoạt động có khi là riêng lẻ, có khi là cả một nhóm người cùng thực hiện hành vi trộm cắp. Dân “hai ngón” trà trộn vào dòng người đông đúc chật cứng kéo dài cả trong lẫn ngoài của chùa, giả vờ là những người đi chùa và lợi dụng sự chủ quan của những người đang đặt lễ, cầu khấn mang theo túi sách, ví, điện thoại di động… để thực hiện hành vi trộm cắp của mình.
Theo ước tính của cơ quan chức năng, tổng thiệt hại của những vụ trộm cắp lên đến hàng chục triệu đồng.
Minh Trang
Về Đầu Trang Go down
lehuong




Tổng số bài gửi : 12
Join date : 12/01/2011

Bai tap o lop Empty
Bài gửiTiêu đề: Bánh Tét – Bánh Tết   Bai tap o lop Icon_minitime15/2/2011, 4:11 pm


Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh!
Bánh chưng, dưa hành, câu đối đỏ là những thứ không thể thiếu được trong ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam nói chung và người dân Thanh Hóa nói riêng. Gói bánh chưng là một phong tục rất đặc sắc nó gồm có gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn và lá dong. Nhưng cái đặc sắc nhất ở đây đó là bánh chưng của người dân Thanh Hóa rất khác với bánh chưng của vùng Bắc Bộ. Ở Thanh Hóa, người ta thường làm bánh Tét thay cho bánh chưng. Nguyên liệu để làm bánh Tét cũng là vậy nhưng cách gói bánh Tét khác với gói bánh chưng. Nếu người ta gói bánh chưng hình vuông thì bánh Tét của người Thanh Hóa được gói thành bằng hình trụ với chiều dài khoảng 30cm. Đó là một nét riêng, độc đáo mà chỉ người Thanh Hóa mới có.
[right]Lê Hương
Về Đầu Trang Go down
TG
Khách viếng thăm




Bai tap o lop Empty
Bài gửiTiêu đề: Bài chưa đạt   Bai tap o lop Icon_minitime17/2/2011, 8:12 pm

Bài không có gì đặc sắc, riêng biệt. Tác giả lại khá cẩu thả trong việc xây dựng một tác phẩm báo chí!
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Bai tap o lop Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bai tap o lop   Bai tap o lop Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Bai tap o lop
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
BÁO ẢNH K28 :: NỘI DUNG-
Chuyển đến