BÁO ẢNH K28
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

BÁO ẢNH K28

press's family
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Similar topics
Latest topics
» baì của đoàn ngọc anh
...Tuan 4... Icon_minitime4/6/2011, 9:55 pm by Dan-gyokuei

» Dang thi Tham
...Tuan 4... Icon_minitime3/6/2011, 6:49 pm by thamhoangdang

» 4 bai cuar le thi Huong
...Tuan 4... Icon_minitime3/6/2011, 6:45 pm by lehuong

» Bài của Yến Hoa
...Tuan 4... Icon_minitime28/5/2011, 4:47 pm by yen hoa

» Vào đây gửi 4 bài cho cô nhé!!!
...Tuan 4... Icon_minitime25/5/2011, 9:42 am by Lethuyabc28

» Cuộc thi "Tôi yêu nghề báo"
...Tuan 4... Icon_minitime6/4/2011, 8:19 pm by Admin

» Bài thực tế tòa soạn VnExpress
...Tuan 4... Icon_minitime29/3/2011, 10:03 pm by Khách viếng thăm

»  Biên tập Sinh viên sôi động kinh doanh hoa ngày 8 - 3
...Tuan 4... Icon_minitime13/3/2011, 11:22 pm by Minh Trang

» Biên tập bài : Thanh niên Việt Nam - Trung Quốc gặp gỡ hữu nghị
...Tuan 4... Icon_minitime13/3/2011, 10:44 pm by thái báo ảnh k28

Top posters
Admin
...Tuan 4... Poll_left...Tuan 4... I_voting_bar...Tuan 4... Poll_right 
dang ro
...Tuan 4... Poll_left...Tuan 4... I_voting_bar...Tuan 4... Poll_right 
Dungxinh
...Tuan 4... Poll_left...Tuan 4... I_voting_bar...Tuan 4... Poll_right 
Dan-gyokuei
...Tuan 4... Poll_left...Tuan 4... I_voting_bar...Tuan 4... Poll_right 
lehuong
...Tuan 4... Poll_left...Tuan 4... I_voting_bar...Tuan 4... Poll_right 
thái báo ảnh k28
...Tuan 4... Poll_left...Tuan 4... I_voting_bar...Tuan 4... Poll_right 
Lethuyabc28
...Tuan 4... Poll_left...Tuan 4... I_voting_bar...Tuan 4... Poll_right 
yen hoa
...Tuan 4... Poll_left...Tuan 4... I_voting_bar...Tuan 4... Poll_right 
vankiem86
...Tuan 4... Poll_left...Tuan 4... I_voting_bar...Tuan 4... Poll_right 
Minh Trang
...Tuan 4... Poll_left...Tuan 4... I_voting_bar...Tuan 4... Poll_right 

 

 ...Tuan 4...

Go down 
3 posters
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 20
Join date : 09/01/2011
Age : 40

...Tuan 4... Empty
Bài gửiTiêu đề: ...Tuan 4...   ...Tuan 4... Icon_minitime25/2/2011, 9:22 pm

Xóm nước đen :
Những đứa trẻ…thất học!

Lòng vòng một hồi sau khi đi qua khu chợ rau quả Long Biên, mùi rác rưởi, mùi cá tanh xộc thẳng vào cánh mũi, hỏi thăm bác bán hàng nước, chúng tôi mò mẫm đi qua một loạt các dãy nhà cấp 4 lụp xụp. Từ ngõ nhà này xiên qua nhà khác như một ma trận, cuối cùng cũng đến được nơi mình cần. Trước mắt chúng tôi là khoảng chục ngôi nhà thuyền thuộc tổ 7 cụm 2 phường Phúc Xá – Quận Ba Đình đang đậu san sát, thấp tè trên làn nước đen ngòm, bẩn thỉu. Nơi đây có những đứa trẻ nghèo ham học nhưng vì hoàn cảnh mà …

Cuộc sống bấp bênh như chiếc nhà nổi.
Tiếp chuyện với chúng tôi là bác tổ trưởng Nguyễn Đình Minh ( 66 tuổi) – người đã trải qua gần 20 năm sống ở khu vực này cho biết, cả xóm có 13 hộ gia đình ở các địa phương Hà Nội, Hưng Yên, Nghệ An, Thanh Hóa… Họ đều có hoàn cảnh hết sức khó khăn, đều tha phương cầu thực rồi “dạt” đến bãi nổi ven con sông Hồng. Nhờ sự quan tâm của phường và các cấp lãnh đạo mà các hộ được cư trú, làm ăn, sinh sôi nảy nở trên địa bàn này. Các hộ gia đình chủ yếu sống vào nghề trồng trọt, gánh thuê, thu nhặt phế liệu… nên thu nhập khá bấp bênh. Ngày rằm, mùng một thì có thể kiếm được 80 – 100 ngàn/ngày nhưng những ngày bình thường thì chỉ được 20 – 30 ngàn hôm mưa gió thì chịu chết không kiếm nổi bát gạo mà ăn. Vì thế lũ trẻ con ở đây, bố mẹ chúng nó mặc kệ việc học hành. Bởi cơm không có mà ăn thì đi học làm gì cho mất công mất buổi, ở nhà trông em, hay đi làm còn hơn. Trong hơn 10 đứa trong độ tuổi đi học thì có 3 đứa còn được cắp sách đến trường. Còn lại những đứa khác thì nghỉ hẳn ở nhà, không học hành gì cả. Đứa nào lớn, có tí sức thì đi gánh hàng thuê, gánh nước. Đứa nào nhỏ thì trông nhà, trông em, làm việc vặt hộ bố mẹ đi làm kiếm cơm.
...Tuan 4... Img5688
Chị Hân di chuyển trên chiếc phao tự chế để lên bờ.
Rời nhà ông tổ trưởng, chúng tôi men theo con đường đất ven sông, qua một rặng chuối già đến tiếp cận với chiếc thuyền bé tí tẹo, nằm riêng lẻ bên con nước. Chị Hân (27 tuổi, quê Hưng Yên) niềm nở mời chúng tôi lên thuyền. Chị rót nước mời, và tâm sự : nhà tôi chỉ có một thằng cu, cháu được 6 tuổi nhưng cũng không cho cháu đi học được. Vì chồng tôi là xe ôm, tôi chỉ ở nhà trông cháu thu nhập mỗi ngày chẳng đủ ăn. Cũng muốn cho nó đi học cùng bạn cùng bè nhưng ngặt nỗi nhà không có tiền. Nhiều khi tôi cũng ngẹn ngào vì phận làm cha mẹ mà không lo cho con cái được ăn mặc, học hành tử tế. Chẳng biết lớn lên, nó có thể làm được việc gì trong khi chữ nghĩa không có..!!
Khát chữ.
Những khuôn mặt lem luốc vì bẩn, quần áo rách, vá lỗ chỗ nhưng ánh mắt sáng, ngây thơ đang chơi đùa bên đống lửa bập bùng cháy trong ngày lạnh giá. Hỏi ra mới biết chúng đang nướng ngô, cái Tũn ( con chị Diệp anh Hòa, 7 tuổi), e dè ngượng nghịu trả lời : hôm nay lạnh, bố mẹ cháu cho cháu nghỉ học. Cháu vẫn may mắn hơn mấy đứa kia, vì cháu cũng được đi học. Buổi sáng cháu học ở trường 19/5, chiều cháu đi ăn xin, kiếm tiền giúp bố mẹ.
...Tuan 4... Dsc9817
Bé Tũn : Cháu vẫn còn được đi học.
Cháu kể mỗi buổi đi ăn xin kiếm được 15, 20 ngàn, hôm ít nhất cũng được 7, 8 ngàn. Với số tiền ít ỏi đấy, cháu đưa cả cho mẹ mua thức ăn, còn thừa đồng nào thì mua vở, mua bút cho cháu đi học. Cháu thích đi học lắm, ở trường cháu được học hát, được học vẽ, làm tính rất là vui. Cứ hôm nào bố mẹ bắt ở nhà là cháu buồn hẳn đi. Chị Diệp cũng rơm rớm : bố cái Tũn thì bị bệnh gan nằm bẹp ở nhà, mọi công việc đồng áng, chợ búa dồn hết lên vai tôi. Anh ấy chỉ giúp cơm nước chứ làm việc nặng là nằm thở không ra hơi. Cái Tũn là con lớn, còn thằng em 4 tuổi nữa. Nhà tôi cũng cố gắng lắm cho cháu theo học tiểu học. Những hôm nào bận quá, không nỡ muốn nó tủi thân nhưng biết làm thế nào được, đành phải nghỉ học để trông em. Cái Tũn nó ngoan, chăm chỉ, lúc rảnh là lôi sách vở ra học, đọc ê a vang cả nhà. Giá như chồng tôi khỏe mạnh thì việc ăn học của nó cũng không cám cảnh thế này. Chả biết thằng cu em có được đi học không khi mà kinh tế ngày càng eo hẹp.
Mong ước.
Thằng Tân (6 tuổi) ngước mắt trong veo bảo cháu mong có nhiều tiền để được có thể đi học. Bố cháu mất sớm, nhà còn hai mẹ con cháu nên cháu cũng phải đi theo mẹ bán rau ở chợ Long Biên. Cái Tũn cười toét miệng : cháu rất thích vẽ. Ở lớp cô giáo bảo cháu có năng khiếu, cháu được nhiều điểm 9, 10 môn mĩ thuật lắm ạ. Nhưng mà nhà cháu nghèo, không có tiền đi học vẽ, mua giấy, mua màu nên cháu chỉ vẽ ở nền cát rìa song thôi. Mai sau cháu lớn, cháu đi làm có tiền cháu sẽ trở thành họa sĩ.
Những cánh tay bé xíu, nhọ nhem vẫy chào chúng tôi thấp thoáng sau núi rác. Chỉ mong cái Tũn, thằng Tân, cái Na… được đi học, thực hiện được những hi vọng nhỏ nhoi của lứa tuổi cắp sách đi học.
Pham Hong Thai
Về Đầu Trang Go down
https://baoanhk28.forumvi.com
Nguyen Thi Yen Ngoc




Tổng số bài gửi : 6
Join date : 16/01/2011

...Tuan 4... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ...Tuan 4...   ...Tuan 4... Icon_minitime26/2/2011, 7:13 pm

LẠI BÀN VÀ "GHẾ" VỀ BẠO HÀNH TRẺ EM

Gần đây, tình trạng trẻ em bị người lớn bạo hành ngày càng trở nên phổ biến. Tình trạng bạo hành trẻ em diễn ra ở cả gia đình và nhà trường, nơi mà trẻ cần được giáo dục bằng tình yêu thương. Đặc biệt là các vụ án bạo hành trẻ nhỏ tại các trường mầm non trong thời gian qua khiến dư luận xã hội vô cùng phẫn nộ. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Hương, Hiệu trưởng trường Mầm non Hợp Tiến, xã Hợp Tiến, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên về vấn đề này.

Thưa bà, hiện nay trên các phương tiện TTĐC lại dấy lên tình trạng bạo hành trẻ em trong các trường mầm non, là một giáo viên mầm non bà nghĩ sao về vấn đề này?
- Qua báo đài tôi đã biết đến việc một cô giáo trong tp.HCM hành hạ trẻ bằng cách nhốt trẻ trong thang máy gây ra thương tích nghiêm trọng cho trẻ.Tôi rất đau lòng khi biết được những thông tin này và tôi rất bức xúc, phản đối những hành động bạo hành trẻ em.

Vậy theo bà, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên?
- Theo tôi, nguyên nhân chủ yếu là do giáo viên chưa được đào tạo nghiệp vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Bên cạnh đó chưa nhận thức đầy đủ về hậu quả của những hành vi gây ra với trẻ. Thêm nữa là nhiều địa phương còn dễ dãi trong việc cấp phép hoạt động cho các cơ sở giáo dục mầm non tư thục mà chưa có sự kiểm tra giám sát các cơ sở này. Xét về mặt con người, tôi cho rằng họ là những người thiếu lương tâm trách nhiệm nghề nghiệp.

Có khi nào có lương tâm trách nhiệm nhưng không tránh khỏi những hành động thiếu kiểm soát?
- Mỗi một nghề nghiệp đều có áp lực riêng, với các giáo viên mầm non thì áp lực là rất lớn. Việc chăm sóc những trẻ hiếu động, quá biếng ăn thường gây ra tâm lý ức chế cho các cô giáo, đặc biệt là các cô giáo thiếu kinh nghiệm. Nhiều trẻ được gia đình quá nuông chiều nên không chịu nghe lời cô giáo, không chịu hoà mình vào tập thể. Do căng thẳng kéo dài, giáo viên rất có thể sẽ đưa ra các hình phạt mang tính chất trừng phạt chứ không phải dạy dỗ trẻ. Tuy nhiên, những giáo viên có lương tâm trách nhiệm không bao giờ đưa ra những hình phạt gây nguy hại cho trẻ.

Theo bà, bạo hành gây hậu quả như thế nào đối với trẻ?
- Bạo hành trẻ em dù dưới bất kỳ hình thức nào và với lý do gì đều không thể chấp nhận được trong thời đại ngày nay. Bởi bạo hành trước hết ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ thể chất của trẻ hoặc nguy hại hơn là khiến trẻ có thể bị nguy hiểm đến tính mạng. Bên cạnh đó, bạo hành còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần của trẻ, gây ra các hiện tượng rối loạn tâm sinh lý như: hung bạo, hay cáu gắt, khóc lóc hoặc thu mình lại, sợ tiếp xúc với mọi người… Đặc biệt là bạo hành ảnh hưởng lớn tới việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ sau này.

Xin bà hãy cho biết một vài kinh nghiệm đối với các trẻ không nghe lời.
- Tuỳ từng trường hợp chúng tôi sẽ có cách riêng của mình. Thường thì trẻ không vâng lời có nhiều nguyên nhân từ gia đình hoặc do cá tính riêng của trẻ không thích bị áp đặt. Không cứ gì phải bạo hành thì trẻ mới nghe lời. Chúng tôi sẽ gặp gỡ phụ huynh của trẻ, nói chuyện để tìm hiểu nguyên nhân, đồng thời phân công các trẻ khác cùng chơi với trẻ đó. Dần dần trẻ sẽ hoà đồng với các bạn và làm theo các bạn. Tuy nhiên đối với trẻ cá biệt cũng cần tới những hình phạt mang tính chất uốn nắn, nhưng đây chỉ là các hình phạt tâm lý như không cho trẻ chơi trò chơi cùng cả lớp.

Bà có lời khuyên gì với những giáo viên mầm non tương lai?
- Với các giáo viên mầm non thì điều cần nhất đó là chữ Tâm, phải luôn luôn tâm niệm rằng “cô giáo như mẹ hiền”. Bên cạnh đó còn cần phải trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ để luôn vững vàng trong mọi tình huống.

Xin cảm ơn bà về cuộc trò chuyện này!

Yến Ngọc
Về Đầu Trang Go down
yen hoa




Tổng số bài gửi : 10
Join date : 11/01/2011

...Tuan 4... Empty
Bài gửiTiêu đề: ghi chép: mỗi người được ước mấy điều?...   ...Tuan 4... Icon_minitime27/2/2011, 12:38 am

Tôi hiểu vì sao nhạc Trịnh lại đi vào lòng người đến thế. Và hình như, con người ta càng thâm trầm càng yêu nhạc Trịnh hơn thì phải "Sống trên đời sống cần có một tấm lòng, để gió cuốn đi" ...Có lẽ tại mỗi người đều có một niềm trắc ẩn riêng, rất sâu để hiểu và lắng mình. Mà thực ra thì, khi sinh ra, chẳng ai có quyền chọn cho mình một khuôn hình, một trí tuệ, một gia đình, một tiềm thức để yêu, để ghét, để sâu để nông. Tôi vẫn thường cho rằng bản thân mình sống nồng nàn và chân thành với tất thảy những người quanh tôi, tôi vẫn thường yêu tha thiết nhạc Trịnh và cố gắng sống "có một tấm lòng"...

1.Rồi, một ngày, bỗng thấy hoài nghi về điều đó. Bỗng nhận ra hình như là chưa phải thế, hình như mình chưa thật sự chân thành với tất thảy. Khi tôi gặp các em, được nghe các em cười, được trò chuyện và nô đùa với các em. Nhận ra mình may mắn và đáng thương. Đáng thương vì sự ích kỉ của bản thân... Đó là Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật (Thụy An, Ba Vì), nơi nuôi dưỡng 110 trẻ tàn tật, không có khả năng nhận thức, 30 trẻ sơ sinh cũng mang trong mình mầm mống của bệnh tật và 145 người già cô đơn không nơi nương tựa, Trung tâm bảo trợ xã hội 2 (Ngọc Sơn, Ba Vì) tiếp nhận trẻ bị lây nhiễm HIV từ mẹ, cải tạo, giáo dục người HIV lối sống để hòa nhập với cộng đồng...

Đôi khi hoài nghi không phải là sự trần chừ hay lưỡng lự với cuộc sống. Đó có thể là nhận thức để thay đổi cách sống, như cách mà bản thân hoài nghi khi trải lòng mình với tuổi thơ hai Trung tâm. Các em quá thánh thiện để tôi thấy mình nhàu nhĩ, quá ngây thơ để thấy mình hụt hẫng... Với trẻ thơ sao bản thân lại học được quá nhiều... Đó là bài học về nghị lực vượt lên trên số phận. Có chứng kiến buổi học của các em, nghe các em đàn hát, trò chuyện với các em, mới nhận ra rằng mình lành lặn mà dường như không phải thế. Đôi chỗ, tâm hồn hổng, đôi chỗ cách nhìn hổng...

Khi tôi đến nhà trẻ số 6, nơi nuôi dưỡng 30 trẻ tàn tật tại Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật, các em ùa ra đón. Những khuôn mặt ngây thơ, nụ cười rạng rỡ, và đặc biệt là ánh nhìn, khiến tôi ám ảnh. Tự hỏi có cái nhìn nào khắc khoải hơn thế không? Các em chào tôi bằng chị và ríu rít hỏi chuyện. Chị từ đâu tới? Nhà chị có xa không? Chị là nhà báo à? Tôi chỉ cười và vuốt nhẹ tóc các em. Tôi có cảm giác rằng, có lẽ lâu rồi các em không được tiếp xúc với thế giới bên ngoài và tôi bất đắc dĩ trở thành niềm ngưỡng vọng để thỏa trí tò mò của tuổi thơ. Rồi tôi được nghe các em đàn hát. Tiếng đàn piano nghe nhói buốt với bài hát "Đứa bé". Bé Giang được coi là chị cả trong nhà, vì Giang lớn nhất. 20 tuổi rồi nhưng em chỉ như đứa trẻ thành phố lên 6, chân teo tóp, còn đôi tay thì như chiếc gậy, cong queo, khòng khèo, không có ngón. Nhưng, chính đôi bàn tay đó lại dạo lên khúc nhạc đau đến xé lòng người, chính đôi bàn tay đó đã viết những bức thư đầy nước mắt. Tôi tặng em chiếc bút bi, em nắn nót viết tên mình lên trang giấy trắng tinh. Dòng chữ đen hiện lên nền giấy trắng như vết sướt cứa vào tâm tưởng. Đến bật máu. Có lẽ phải cảm ơn nhạc sĩ Minh Khang với bài hát Đứa bé sâu sắc và cảm động đến vậy. Đồng cảm và chân thành. Tôi cứ ngỡ Giang là nàng công chúa trong những câu chuyện cổ, duyên dáng bên phím đàn của mình. Cách em vừa đàn vừa hát hệt một người nghệ sỹ thực thụ. Đa phần các em vào trung tâm từ khi còn ẵm ngửa, hai từ cha mẹ đối với các em dường như là một điều gì xa xôi, mờ mịt lắm. Giang cũng thế, cô thiếu nữ 20 có lẽ phải cứng cỏi lắm mới dám kể cho tôi nghe ước mơ của bản thân về một người mẹ, về những giấc mơ chập chờn được đi học tiếp, được trò chuyện với mọi người, thật nhiều người, và được làm cô giáo dạy đàn cho các em nhỏ khác tại trung tâm. Chỉ cách nhau bức tường thôi nhưng sao ngoài kia, xã hội lại là một thế giới hoàn toàn khác, xa lạ, đầy háo hức với các em. Giang nói, em thích học Văn, vì Văn cho em biết về cuộc sống với những sắc màu những con người, nghị lực, tình yêu thương. Và với môn văn, em học được cách viết thư cho những người thân thương quanh mình, những câu chữ chắp nối nhau, nắn nót trân trọng. Nhìn cách các em tíu tít trò chuyện, cách các em nô đùa, tôi hiểu rằng trung tâm đã trở thành ngôi nhà của các em, với những người thân có chung cảnh ngộ, để được yêu, được thương, được nô đùa, hờn giận, trong sự bảo bọc của các mẹ nuôi dạy trẻ.

2. Hôm đến thăm các em, cô bạn tôi còn nhắn theo, đêm nay có sao băng, mày ước gì thì ước nhé. Tôi cười, ừ, đi về rồi ước cho hăng. Tôi đem chuyện sao băng ra kể cho các em nghe. Và chuyện ngày trước mình nhìn thấy sao băng, ước thi đỗ ĐH, có lẽ thế mà đỗ ĐH thật. Những ánh mắt háo hức, sự tin tưởng đến tuyệt đối vào câu chuyện của tôi, vào những ánh sao băng huyền hoặc. Cô bé Thúy, 19 tuổi, cũng học hết lớp 9, khuôn mặt dị dạng, và một bên tay bị mất, tò mò hỏi tôi, sao băng trông như thế nào hả chị, chắc sáng lắm chị nhỉ? Ừ, sao băng là một vệt ánh sáng dài, vụt qua rất nhanh. Bà chị kể, đó là linh hồn thoát tục, chứa chở những ước mơ, hoài vọng. Chỉ cần bản thân mình chân thành và cố gắng với điều ước đó, thì điều ước sẽ thành hiện thực. Thế một người được ước mấy điều hả chị? Cậu bé Phong, 10 tuổi, trông nhanh nhẹn nhất nhưng lại bị bệnh về da, nhìn cứ vàng như củ ghệ, hỏi tôi. Ừm, chị xem nào, hình như là chỉ được một điều ước thôi, vì còn để người khác ước nữa, đúng không, bé con? Và tất cả cùng cười vang. Nhìn cậu ta trầm ngâm, tôi hỏi, thế bé con ước gì, nói chị nghe nào. Ngẫm nghĩ một lúc, em muốn được làm bác sĩ để chữa khỏi bệnh cho mọi người. Vậy à, vậy khi nào Phong làm bác sĩ, chị già rồi mà đến chữa bệnh, Phong không được bắt nạt chị nhé. Vâng, em biết rồi, em nhớ chị rồi mà. Còn cô bé Thúy lại ước mình trở thành quản lý máy tính. Em rất thích tin học, trong thế giới mạng, em học được rất nhiều điều chị ạ. Em sẽ là một nhà quản lý máy tính giỏi, chị nhỉ? Ừ, đúng rồi, phải cố lên nhé...

Điều ước, đôi khi chỉ là sự thoát tục của âm hưởng cổ tích với một phép màu, có thể gần như ước muốn về một căn phòng sực nức mùi ngỗng quay trong lễ Giáng sinh của cô bé bán diêm, cũng có thể xa vời và huyền hoặc nhưng đầy tin tưởng như những ánh sao băng. Nhưng, lại cũng chính sự xa vời, huyền hoặc đó lại hằn thêm vào niềm tin sự nỗ lực và vươn lên, sự lạc quan hơn vào cuộc sống. Bỗng thấy mình sao lãng phí quá với tuổi trẻ. Bản thân may mắn được bao bọc trong sự đủ đầy tình yêu thương của mẹ cha mà sao mình cằn cỗi thế, yếu đuối thế. Tôi hỏi, lần sau chị đến nữa, các em muốn chị mua quà gì nào? Và thực sự nghẹn ngào trước những mong ước nhỏ nhoi của các em. Chị ơi, chị mua mắc áo cho tụi em nhé, mắc áo gẫy nhiều rồi chị ạ. Chị ơi, chị mua dầu gội đầu và xà bông tắm nhé, chị ơi, chị mua cho em đôi dép tổ ong nhé. À, cả truyện Đô rê mon, Tom và Jerry nữa chị nhé... Ừ, chị ghi hết vào sổ rồi, chị nhớ rồi...

3.Nhiều lúc tôi tự hỏi, hạnh phúc là gì. Có lúc lại nghĩ câu trả lời thế này, có lúc lại nghĩ câu trả lời thế kia. Lúc nào cũng thấy mình chưa hạnh phúc, thậm chí là thiệt thòi. Nhưng, với các em, tôi đã hiểu, hạnh phúc chẳng là điều gì cao sang, lộng lẫy cả, chẳng phải xe đẹp, chẳng phải những ATM chật nứt tài khoản, cũng chẳng phải được cung phụng đủ đầy. Hạnh phúc đó là khi ta được sống và tìm thấy những ý nghĩa sâu xa từ những điều giản dị. Những điều nhỏ nhặt, thậm chí là thừa thãi với ta nhưng lại là thứ mà người khác đang rất cần. Các em cười với tôi. Nụ cười từ những thân hình khuyết nhưng đong đầy tâm hồn và làm bừng sáng một tâm hồn bên cạnh là tôi...
Chẳng có điều gì là hoàn hảo và trọn vẹn hết cả. Và cuộc sống thì lại càng đúng. Người ta có cái này lại ước mình có thêm cái khác. Vậy đấy, ước muốn là vô hạn. Thế mới thấy sự giản đơn, ngây ngô trong những điều muốn nhỏ nhoi của các em.
Những vì sao băng vô hồn còn mang đến cho các em những ước mơ chân thật, còn mang các em đến với sự hòa nhập cuộc sống. Thì lẽ nào, chúng ta, những tâm hồn trắc ẩn, lẽ nào lại không thể mang đến cho các em nụ cười, dù là nhỏ nhoi. Phải thế không???
[i]
Về Đầu Trang Go down
yen hoa




Tổng số bài gửi : 10
Join date : 11/01/2011

...Tuan 4... Empty
Bài gửiTiêu đề: chuồng chim bồ câu...   ...Tuan 4... Icon_minitime27/2/2011, 3:11 pm

1. Ở thành phố, để có một cuốn sách hay một tờ báo có lẽ là việc dễ dàng nhất trong muôn vàn việc tầm tầm không khó, không dễ. Chỉ cần ra đầu ngõ đã thấy các quầy bán sách báo với hình những cô người mẫu, diễn viên xinh như mộng tung tăng phấp phới bay trên dây các quầy hàng. Và chỉ cần bước thêm mấy bước nữa đã gặp những xe bán báo dạo nối đuôi nhau phát ra điệp khúc của đô thị mà không ít người thuộc lòng: "báo an ninh thủ đô, an ninh thế giới, pháp luật cuộc sống số ra ngày...với vụ cướp giết hiếp gì gì đó xôn xao dư luận...". Cũng không khó để tìm cho mình một địa chỉ mua sách trung thành để mỗi khi có dịp lại ghé qua chọn vài cuốn rồi tìm một không gian bình lặng trong một quán cafe nào đó mà đọc đến quên về. Có cảm giác như sách báo ở thành phố cũng giản đơn như mớ rau, mớ tép nơi quê nhà vậy. Các bà bán xôi đầu mỗi con hẻm chẳng vẫn thường dùng sách báo cũ mà gói ghém thứ quà sáng tinh tươm ấy cho đượm màu mực in tèm lem đó sao. Hay như mấy chị bán hoa dọc thành phố cũng bó gọn những chụm hồng, chụm cúc bằng thứ báo giấy đó sao. Đôi khi, nhìn những điều hiển nhiên cũ nhèm đó lại thấy chạnh lòng với tuổi thơ ngút ngát sao trời, khi mà yêu những trang sách báo cũ như yêu những điều thiêng liêng vậy...

... Lần đầu tiên bước vào thư viện sách là khi tôi học lớp 5. Đó là khi thư viện xã mới được xây xong, còn hăng hăng mùi vôi vữa, và thơm mùi thảo mộc vương vất trên kệ sách. Một buổi chiều tan học về sớm, tôi đánh bạo bước vào cái không gian mà chưa một lần được biết đến chứ nói gì đến đặt chân. Một thứ cảm giác mát dịu mơm man trong tâm trí bé con của tôi, nó không đơn thuần là niềm vui chất chứa trong những gói bỏng ngô mỗi lần mẹ đi chợ về, hay tấm áo hoa xa tanh mỗi dịp tết. Thư viện xã có một chị thủ thư trông coi, kiêm luôn việc gửi thư của xã ra thị trấn để từ đó chuyển đi khắp nơi. Trong sân thư viện, bên cạnh gốc đa cổ thụ xanh mướt mát, một hòm thư giống hệt chuồng chim bồ câu nhà tôi, mới tinh vàng kè trên nắp có ghi mấy chữ màu xanh: thư viện xã. Một chiếc bàn dài và to, quét vecni bóng loáng đặt giữa khuôn viên nhà, kiểu bàn mà bây giờ người thành phố vẫn dùng để ăn tiệc. Và những kệ sách cao quá đầu (tất nhiên rồi, ngày đó tôi mới học lớp 5 mà) nối nhau, nối nhau chạy đến tận...góc nhà. Trên đó, gáy những quyển sách to nhỏ, đen vàng được xếp ngay ngắn, tuy không nhiều nhưng cũng đủ hoa mắt với bất kỳ đứa trẻ quê nào. Tôi đã mê mẩn, đã ngập ngụa mình trong không gian sách vở đó và thầm ước, giá tất cả là của mình, hay giá mà mang về nhà được để đọc dần.

Còn nhớ, quyển sách đầu tiên mà tôi đọc được cho ra tấm ra món là quyển truyện cổ Grim của Andecxen. Những trang sách ố vàng màu thời gian đóng hộp ủ cả miền cổ tích xa lắc, ủ cả tuổi thơ với thứ mùi êm êm ngòn ngọt. Hương bay ra quyện cả với áo quần, và cả bàn tay nhỏ xíu. Ở nơi ấy, nàng tiên cá đã phải đánh đổi giọng hát thiên thần và suối tóc như mây của mình cho mụ phù thủy để được lên bờ vì trót yêu hoàng tử. Và từ đó, nàng không còn bao giờ trở về thủy cung cùng cha mẹ, anh chị mình được nữa vì nàng không còn chiếc đuôi mà thay vào đó là đôi chân của loài người. Trong giấc mơ thiêm thiếp của mình đến tận bây giờ, tôi vẫn thường mơ về nàng tiên cá, vẫn thường nghĩ rằng nàng đang ở đâu đó, ở một vùng biển nào đó mà mình đặt chân để khắc khoải trong nỗi cô đơn và hoài nhớ. Cảm giác của tuổi thơ thật lạ. Ám ảnh ngọt ngào.

2. Rồi buổi chiều đó nối tiếp những buổi chiều khác, tôi thường đạp xe về nhà muộn hơn. Muộn hơn rất nhiều những chiều vào đông tối sớm. Chị thủ thư dần dần cũng quen mặt, lần nào đến cũng có thứ gì đó cho tôi, khi thì củ khoai, khi thì bắp ngô luộc, hay những chiếc kẹo xanh đỏ chẳng biết rõ mùi vị. Có những chiều, lũ trẻ trong xóm kéo đến chật cả chỗ ngồi, la liệt sách được bày lên bàn chở những ước mơ non nớt của chúng tôi lượn lờ như tàu bay giấy. Chúng tôi lặng im gặm nhấm thế giới của riêng mỗi đứa, thỉnh thoảng lại đưa mắt nhìn nhau như dò xét mày đang lạc vào thế giới nào. Cái không gian, sự ấm cúng đó quen thuộc đến nỗi tôi tưởng chừng nhắm mắt vào là chạm được. Đứa nào cũng háo hức với những gì khám phá, rôm rả và xôm tụ hơn trong câu chuyện mỗi ngày lên lớp. Hạnh phúc khi đó giản đơn chỉ là những trang sách ố vàng nhưng thơm miền cổ tích.

Thư viện xã dường như chỉ dành riêng cho tụi con nít chúng tôi thì phải. Cái chuồng chim bồ câu trước cửa cũng chẳng mấy khi có thư để chị thủ thư phải miệt mài. Cây đa cổ thụ ra quả đỏ au từng chùm như thắp đèn lồng đỏ treo trên phố thị mỗi dịp tết bây giờ, rụng chi chít gốc cây.

10 tuổi, tôi thấy thư viện xã thật kì diệu. Có những cuốn sách to bằng tất cả bàn tay của mấy đứa chúng tôi gộp lại, nhưng lại có những cuốn bé tẹo chỉ đút vừa túi quần tôi. Khi tôi chưa thể đi hết những miền cổ tích đó thì thư viện đã đóng cửa. Tôi cứ băn khoăn mãi một điều rằng, không biết những miền cổ tích của tôi sẽ lạc về đâu, có được những đứa trẻ mắt thao láo khẽ khàng lật từng trang hay không.
Thư viện đóng cửa vào một chiều đông ảm đạm. Lá đa bay xao xác cả quãng đường dài về nhà. Tôi cứ mải miết đạp xe, thấy gió táp vào mắt cay xè. Lũ bạn tôi cũng cắm cúi đạp, chẳng đứa nào nói với nhau câu gì. Nhưng tôi biết bão tố đang cuộn lên trong lòng bọn nó.

Dọc cả tuổi thơ, tôi vẫn đạp xe qua khu thư viện cũ giờ đã là cây xăng chình ình. Chẳng biết vì sao người ta đang tâm xây nên rồi lại đang tâm phá bỏ. Có lẽ cổ tích thì mãi chỉ là cổ tích mà thôi và không thể bằng những gì hiện hữu được.

3. Ngày đó, tôi cứ ước một ngày nào đó, hay một chiều nào đó đi ngang qua đấy lại thấy một thư viện với chuồng chim bồ câu vàng kè trước cửa. Tôi hứa, tôi sẽ không khư khư giữ nó cho riêng mình, sẽ san sẻ miền cổ tích đó cho cả những cụ già bằng giọng kể của mình. Nhưng, giấc mơ cổ tích đã chắp cánh bay là một đi không trở lại. Như nàng tiên cá chẳng thể trở về với biển cả được nữa. Tôi không tủi mà chỉ thương những rong ruổi của tuổi thơ quê nhà với ước mơ về một thư viện sách có chuồng chim bồ câu trước cửa.

Phố thị thì dường như được ưu ái hơn. Có quá nhiều những thư viện sách, quá nhiều những nhà sách, những sạp báo nhan nhản chen chúc nhau trong một thành phố tí tẹo. Vậy mà, ngày càng nhiều người ta nói về sự suy giảm của văn hóa đọc. Có lẽ cái gì nhiều quá cũng không tốt, mà nhiều đến mức thừa mứa thì lại càng không tốt. Hay khi quá đủ đầy thì sự thiếu thốn không còn được định nghĩa.

... Mỗi lần nhìn những gói xôi được vun vén ngon lành trong những tờ sách báo cũ, tôi thấy chạnh lòng ghê gớm. Đã có thời, xa lắm rồi, tôi từng ước có thật nhiều báo cũ để đọc và để bọc sách vở mỗi dịp đầu năm học mới. Và đã phải gò lưng đạp xe gần mười cây số ra phố thị chỉ để mua những tờ báo không vẹn nguyên đó. Niềm vui không ngờ chỉ nhẹ tênh đến vậy.

Tuổi thơ không trở về cùng tôi được nữa. Cũng như giấc mơ thoảng mùi thảo mộc chẳng thể nào đem nàng tiên cá trở về với chuồng chim bồ câu vàng kè. Tôi đã có cho riêng mình nàng tiên cá để mỗi khi nhớ lại mơ về. Nhưng vẫn gói ghém giấc mơ xưa....
Về Đầu Trang Go down
V. Thành
Khách viếng thăm




...Tuan 4... Empty
Bài gửiTiêu đề: Trẻ bị tự kỉ: Nguyên nhân đến từ sự giáo dục của gia đình   ...Tuan 4... Icon_minitime28/2/2011, 11:04 pm

Trẻ bị tự kỉ:
Nguyên nhân đến từ sự giáo dục của gia đình


Nếu như trước đây, khái niệm tự kỉ còn tương đối xa lạ với các bậc phụ huynh thì ngày nay, đây là căn bệnh không hiếm gặp đối với trẻ nhỏ, nhất là ở khu vực thành thị. Theo nghiên cứu mới nhất, ở Việt Nam có khoảng 1-5% trẻ em có nguy cơ mắc chứng bệnh “hiện đại” này. Theo các chuyên gia thì căn bệnh này hoàn toàn có thể ngăn ngừa hoặc chữa khỏi bằng cách giáo dục từ gia đình.

Bé Thanh ở Tp. Bắc Ninh lên đến 3 tuổi mà chưa biết nói hoặc thể hiện bất kì cảm xúc nào đặc biệt. Bé có thú vui là… đập đầu vào tường, nhiều lần bố mẹ không thể kiểm soát được. Ánh mặt vô hồn của bé đem lại cho gia đình nhiều nỗi lo. Tuy vậy T. có khả năng đi xe đạp… rất giỏi. Mẹ cháu có ý định dưa T. đi khám thì bị bà nội gạt phắt đi vì cho rằng đây là dấu hiệu của một … thần đồng nhí!? Lên đến 4 tuổi, bé được bác sĩ chuẩn đoán là mắc chứng tự kỉ.
Không có những đặc điểm “thần đồng” trên, bé Lan ở Mỹ Đình từ khi 1 tuổi đã bị dị ứng đặc biệt với tiếng ồn và các mùi vị lạ. Mỗi lần tiếp xúc như vây bé thường chán ăn kéo dài và rất ít cử động, chỉ chăm chú vào các chuyển động lặp đi lặp lại. Lan cũng được bác sĩ chuẩn đoán mắc cùng căn bệnh tự kỉ.
Cho đến ngày nay, mặc dù đã có nhiều nguyên cứu về vấn đề này nhưng các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của căn bệnh tự kỉ ở trẻ nhỏ. Tuy vậy, một thực tế là bệnh tự kỉ hoàn toàn có thể ngăn ngừa được bằng cách giáo dục trẻ từ khi còn bé.
Theo bác sĩ Nguyễn Kim Hoa của bệnh viện nhi trung ương thì trong xã hội hiện đại, sự thiếu quan tâm từ phía cha mẹ là tác nhân chính dẫn đến căn bệnh trên ở trẻ nhỏ. “Phần lớn các ca mắc đều do trẻ thiếu tình thương của cha mẹ hoặc thờ ơ chậm chữa trị. Các bậc cha mẹ trẻ thường chưa có nhận thức đúng đắn và sự nguy hại về chứng bệnh này”.
Trường hợp của bé Lan là một ví dụ. Bố mẹ thường đi làm cả ngày nên việc trông giữ bé “dành” cho người giúp việc. Chỉ đến buổi tối bé mới được gặp bố mẹ. Khoảng thời gian rất ngắn này không đủ để làm thắt chặt sợi dây tình cảm của con cái với cha mẹ. Các bé cần nhiều tình cảm, sự yêu thương chăm sóc hay đơn giản hơn đó là sự đùa vui thân mật giữa cha mẹ với con cái thì lại bị thiếu hụt.
Thêm nữa, do khoảng thời gian chăm sóc con eo hẹp và lối sống đô thị không cho phép trẻ tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài cũng làm giảm hứng thú tìm hiểu và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển tâm lý. Theo điều tra thì tỉ lệ mắc tự kỉ ở trẻ em thành phố cao gấp 5 lần ở nông thôn. Chứng tự kỉ có thể để lại những di chứng vĩnh viễn đối với trẻ nhỏ.
Việu điều trị chứng bệnh này cũng chủ yếu dựa vào sự thay đổi trong quan hệ tình cảm với cha mẹ. Coo đên nay cách chữa trị hiệu quả nhất đó chính là dành nhiều thời gian hơn để quan tâm đến con cái ở chính những bậc phụ huynh. Đây là một quá trình dài đòi hỏi sự kiên trì và quan trọng nhất là từ cách nhận thức và suy nghĩ của những người làm cha mẹ.
Việt Thành.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





...Tuan 4... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ...Tuan 4...   ...Tuan 4... Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
...Tuan 4...
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» ...Tuần 1...
» ...Tuần 3...
» Bài tập tuần 5

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
BÁO ẢNH K28 :: NỘI DUNG-
Chuyển đến