BÁO ẢNH K28
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

BÁO ẢNH K28

press's family
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Similar topics
Latest topics
» baì của đoàn ngọc anh
4 bai cuar le thi Huong Icon_minitime4/6/2011, 9:55 pm by Dan-gyokuei

» Dang thi Tham
4 bai cuar le thi Huong Icon_minitime3/6/2011, 6:49 pm by thamhoangdang

» 4 bai cuar le thi Huong
4 bai cuar le thi Huong Icon_minitime3/6/2011, 6:45 pm by lehuong

» Bài của Yến Hoa
4 bai cuar le thi Huong Icon_minitime28/5/2011, 4:47 pm by yen hoa

» Vào đây gửi 4 bài cho cô nhé!!!
4 bai cuar le thi Huong Icon_minitime25/5/2011, 9:42 am by Lethuyabc28

» Cuộc thi "Tôi yêu nghề báo"
4 bai cuar le thi Huong Icon_minitime6/4/2011, 8:19 pm by Admin

» Bài thực tế tòa soạn VnExpress
4 bai cuar le thi Huong Icon_minitime29/3/2011, 10:03 pm by Khách viếng thăm

»  Biên tập Sinh viên sôi động kinh doanh hoa ngày 8 - 3
4 bai cuar le thi Huong Icon_minitime13/3/2011, 11:22 pm by Minh Trang

» Biên tập bài : Thanh niên Việt Nam - Trung Quốc gặp gỡ hữu nghị
4 bai cuar le thi Huong Icon_minitime13/3/2011, 10:44 pm by thái báo ảnh k28

Top posters
Admin
4 bai cuar le thi Huong Poll_left4 bai cuar le thi Huong I_voting_bar4 bai cuar le thi Huong Poll_right 
dang ro
4 bai cuar le thi Huong Poll_left4 bai cuar le thi Huong I_voting_bar4 bai cuar le thi Huong Poll_right 
Dungxinh
4 bai cuar le thi Huong Poll_left4 bai cuar le thi Huong I_voting_bar4 bai cuar le thi Huong Poll_right 
Dan-gyokuei
4 bai cuar le thi Huong Poll_left4 bai cuar le thi Huong I_voting_bar4 bai cuar le thi Huong Poll_right 
lehuong
4 bai cuar le thi Huong Poll_left4 bai cuar le thi Huong I_voting_bar4 bai cuar le thi Huong Poll_right 
thái báo ảnh k28
4 bai cuar le thi Huong Poll_left4 bai cuar le thi Huong I_voting_bar4 bai cuar le thi Huong Poll_right 
Lethuyabc28
4 bai cuar le thi Huong Poll_left4 bai cuar le thi Huong I_voting_bar4 bai cuar le thi Huong Poll_right 
yen hoa
4 bai cuar le thi Huong Poll_left4 bai cuar le thi Huong I_voting_bar4 bai cuar le thi Huong Poll_right 
vankiem86
4 bai cuar le thi Huong Poll_left4 bai cuar le thi Huong I_voting_bar4 bai cuar le thi Huong Poll_right 
Minh Trang
4 bai cuar le thi Huong Poll_left4 bai cuar le thi Huong I_voting_bar4 bai cuar le thi Huong Poll_right 

 

 4 bai cuar le thi Huong

Go down 
Tác giảThông điệp
lehuong




Tổng số bài gửi : 12
Join date : 12/01/2011

4 bai cuar le thi Huong Empty
Bài gửiTiêu đề: 4 bai cuar le thi Huong   4 bai cuar le thi Huong Icon_minitime3/6/2011, 6:45 pm

Bài 1.

Vũ Văn Tiến:
Con đường đến với nghiệp báo!


“Làm báo là phải biết nghe ngóng”. Đó là câu nói hết sức chân thật của nhà báo Vũ Văn Tiến – trưởng ban bạn đọc báo Dân Trí, khi anh chia sẻ với sinh viên báo chí về những khía cạnh của nghề báo. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện và phỏng vấn hết sức cởi mở và chân thật với anh tại hội trường lớp báo ảnh k28 - HVBCTT.
PV: Được biết, anh từng là sinh viên của trường HVBCT. Vậy, anh có thể cho biết cơ duyên nào đã đưa anh đến với nghề báo?
Tôi bước chân vào trường mình và trở thành sinh viên báo chí vào năm 2002. Đối với tôi mà nói, đến với nghề báo là một điều hết sức tình cờ. Tôi yêu văn chương và rất thích viết lách. Khi còn học lớp 10,11 tôi đã có những bài được đăng trên báo, được phát trên đài phát thanh của địa phương mình. Tôi hay nghe các bản tin của đài truyền thanh ở huyện, rồi từ những bài đó biên tập lại một cách ngắn gọn, đơn giản hơn. Tôi thích cách viết lách đó và thường hay lấy những bản thảo của bố tôi (bố tôi làm trưởng thôn) để biên tập, viết ngắn gọn hơn, rồi đạp chiếc xe “cà tàng” đưa những tác phẩm của mình lên huyện cho họ biên tập, chỉnh sửa và phát lên đài truyền thanh. Thời gian đó, mỗi một tin, bài được phát đi được nhận 5000đ. Tôi rất vui mừng và phấn khởi vì thành tích đó, rồi từ đó tôi càng siêng viết lách hơn. Ban đầu, tôi viết về những củ khoai, củ sắn, những vụ mùa của thôn, xã mình. Sau đó, tôi bắt đầu viết rộng hơn, viết cả những vấn đề của thôn khác, xã khác rồi viết đến cả những vấn đề xảy ra trên quê hương Nam Sách – Hải Dương mình. Và gửi lên đài, lên báo.
PV: Trước khi trở thành sinh viên trường HVBCTT anh có cảm nhận gì về nghề báo?
Thực sự mà nói, trước đây thì tôi chưa ý thức được báo chí nó là gì? là như thế nào?, tôi chỉ biết ngày đó tôi thích viết và cứ viết vậy thôi. Thi vào trường báo là có sự góp ý của mọi người ở thôn xóm, ở quê hương tôi. Họ bảo tôi rất phù hợp với nghề này vì họ đã từng nghe những tin, bài của tôi trên đài truyền thanh. Vì thế, họ đã định hướng cho tôi, và tôi đã nghe lời khuyên chân thành của họ để đến với nghề báo. Để rồi từ đó trở đi, tôi thực sự thích thú và đam mê công việc này.
PV: Trong quãng đời sinh viên của mình anh viết báo như thế nào?
Trong 4 năm làm sinh viên, tôi viết rất nhiều tác phẩm báo chí, các tác phẩm của tôi thời đó thường được đăng trên báo Nông Thôn Ngày Nay. Có thể nói, từ trang nhất cho đến trang 16 (trừ trang quốc tế), trang nào tôi cũng có bài đăng. Tác phẩm của tôi lúc ấy rất nhiều.
Ngày tôi nhập học, tôi gặp phải rất nhiều khó khăn trên mảnh đất xứ người. Lúc ấy, đường xá, xe cộ… tôi chưa biết gì. Tôi leo lên chiếc xe cà tàng của mình hỏi đường đến tòa soạn báo Nông Thôn Ngày Nay, nhờ họ chỉ cho những chuyên mục phù hợp để có thể viết bài. Và từ những câu chuyện viết về quê hương Nam Sách của mình tôi đã phát triển lên, viết nhiều hơn về các mảng khác của đời sống xã hội diễn ra xung quanh tôi. Ngày ấy, những tác phẩm của tôi thường là tác phẩm viết tay vì khi ấy tôi chưa biết gì, chưa được đụng chạm gì đến Internet. Và khi trở thành sinh viên năm 2, nhờ có các anh chị ở báo Nông Thôn Ngày Nay chỉ bảo mà tôi được đụng chạm đến máy tính, rồi từ đó tôi tập gõ những tác phẩm của mình trên máy và gửi đến tòa soạn chứ không phải viết tay như trước nữa.
PV: Vậy lúc đấy, anh viết báo có phải mục đích là để kiếm tiền trang trải cho cuộc sống sinh viên không?
Có thể nói, điều đó đúng một phần vì tôi sinh ra và trưởng thành trong một gia đình nghèo khó, một vùng quê vất vả. Được đi học đại học là một vinh hạnh lớn đối với tôi và gia đình. Cuộc sống sinh viên ngày đó cũng giống như cuộc sống sinh viên bây giờ. Nó có cả trăm ngàn mối lo và khó khăn luôn rình rập, đè nặng lên vai mỗi người. Tôi viết báo mục đích chính là nhằm thỏa mãm niềm đam mê và sở thích của mình. Đồng thời, cũng là để phục vụ cho nghề nghiệp của mình và kiếm thêm chút ít thu nhập trang trải cho cuộc sống để đỡ phần nào mối lo của gia đình.
PV: Ngoài báo Nông Thôn Ngày Nay thì anh có cộng tác với các tờ báo khác không?
Có. Tôi viết bài và cộng tác với rất nhiều tờ báo khác nhau như: Báo Lao Động, báo Tiền Phong, báo Tuổi trẻ TPHCM… Nhưng khi ra trường, tôi lại không vào làm ở những tờ báo đó mà xin vào làm ở tờ “Nhà báo và công luận”. Sở dĩ, tôi vào làm ở báo này là vì tôi đã có thời gian khảo sát và tìm hiểu tờ báo, đã có nhiều cơ hội tiếp xúc với các anh chị làm ở báo. Bên cạnh đó, tôi nhận thấy mình có khả năng làm việc được ở tờ báo đó.
PV: Khi đã trở thành một nhà báo thực thụ, anh có thể chia sẻ kinh ngiệm khi đi làm báo của mình cho các bạn sinh viên biết được không?
Khi đi làm báo, chúng ta phải biết chớp thời cơ, phải nhạy cảm và phải biết gây thiện cảm đối với nhân vật của mình. Bất kỳ một nhân vật nào, đối tượng nào chúng ta gặp thì cái quan trọng đầu tiên là chúng ta phải được nói chuyện với họ, phải hẹn gặp được họ để khai thác thông tin. Để làm được điều đó, chúng ta phải biết dấn thân, phải đi vào thực tế, đi sâu vào đời sống xã hội chứ không phải chỉ ngồi ở nhà rồi viết. Mỗi người chúng ta cần phải nỗ lực và cố gắng phát huy hơn nữa tài năng của mình để phục vụ nhu cầu cho công chúng độc giả.
PV: Vâng, xin cảm ơn anh rất nhiều. Chúc anh sức khỏe và công tác tốt!


Bài 2.
Tiên học lễ, hậu học văn
Khẩu hiệu trên thường được treo trang trọng tại khắp các trường học trên cả nước, song việc triển khai, áp dụng nó thì không được hiệu quả cho lắm.
Để làm rõ khẩu hiệu đó trước hết, chúng ta có thể hiểu lễ là chuẩn mực đạo đức, là khuôn mẫu cho mọi hành động của cá nhân và các tầng lớp trong xã hội. Lễ là bộ phận của văn: lễ là gốc, văn là ngọn, lễ quyết định văn, văn tác động trở lại với lễ. Trong lễ phải có văn, trong văn phải có lễ. Có thể nói, lễ và văn là hai mặt của một vấn đề mà mỗi người chúng ta cần phải thực hiện.
Con người ta sinh ra, những nhu cầu căn bản nhất bao giờ cũng bắt đầu bằng ăn uống, ở, mặc, đi lại, nói năng, giao tiếp… Cho nên cái trước tiên mà con người phải học chính là học ăn, học nói, học gói, học mở… ấy là một phần của học lễ. Sau đó, mới đến học văn là để có kiến thức văn hoá, có trí tuệ cho con người. Mặt khác, lễ luôn luôn được coi trọng hơn văn, bởi lẽ Lễ là đức hạnh, là gốc, nên đứng trước, học trước; Văn là tài trí, là ngọn, nên đứng sau, học sau. Lễ tạo cho con người biết phân biệt trên dưới, vai trò và địa vị của mình trong xã hội.
Thế nhưng, trong xã hội ngày nay, càng văn minh, càng hiện đại thì còn người lại dường như ít đạo đức, ít quan tâm đến nhau. Học nhiều không có nghĩa là có đạo đức, có văn hóa. Tri thức rất cần cho phát triển nhân loại nhưng nếu thiếu đạo đức thì nhân loại sẽ không thể tồn tại được tại được.
Hiện nay, trên các diễn đàn, các blog thường xảy ra nhiều hiện tượng làm băng hoại đạo đức của con người, nó được thể hiện ở cách xưng hô, ở các hành vi ứng xử giữa người với người trong xã hội.
Và khi những làn sóng vǎn minh đang đổ ập vào nước ta trong thời mở cửa, đề cao quan niệm giáo dục đứng đắn của người xưa là cách thiết thực để kìm hãm những mặt tác hại từ những nước đã phát triển đối với nền văn hóa giáo dục của nước ta. Khẩu hiệu “Tiên học lễ hậu học văn” một lần nữa nhắc nhở mỗi người chúng ta cần phải có sự hiểu biết sâu rộng và phong phú hơn nền văn hóa, giáo dục của nước nhà.

Bài 3. tinh trạng giao thông vẫn diễn ra trên diện rộng
Nhiều năm qua, giao thông nội thành Hà Nội luôn trong tình cảnh chật hẹp và ùn tắc. Hàng loạt các phương tiện giao thông ào ào, lũ lượt đổ xô ra ngoài đường làm cho đường phố Hà Nội trở nên ách tắc không chỉ vào những khung giờ cao điểm mà cả những khung giờ khác cũng rất tấp nập.



(Những cảnh tắc đường như thế này không chỉ có vào giờ cao điểm)

Ở các tuyến đường như Kim Mã - Nguyễn Thái Học, Đê La Thành - Khâm Thiên, Phạm Hùng, ngã tư Cầu Giấy… từng đoàn xe vẫn nối đuôi nhau, nhích từng vòng bánh xe. Chị Nguyễn Thị Thu Trang, nhà ở ngõ 337, đường Cầu Giấy (Q.Cầu Giấy), làm việc tại một cơ quan có trụ sở trên phố Hàng Bông cho biết, đã hơn một tuần nay chị liên tục gặp tình trạng tắc đường vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Hàng trăm, hàng vạn chiếc xe đua nhau đổ xô ra đường tạo nên một khung cảnh rối loạn và ùn tắc làm cho giao thông thủ đô trở nên phức tạp và ngộp thở hơn.
Bài 4.
Tết quê em

Vào những ngày giáp Tết, không khí ở khắp các vùng miền trong cả nước trở nên tưng bừng, náo nhiệt hẳn lên. Hòa cùng với không khí tưng bừng, nhộn nhịp đó thì những con người nơi thôn Yên Phú, xã Hà Tiến, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa cũng đang nô nức, háo hức thu xếp mọi công việc để chuẩn bị về nhà đón Tết với tinh thần hào hứng, phấn khởi, tươi vui cùng những người thân trong gia đình mình. Những người đi làm ăn xa nhà cũng nô nức kéo nhau về quê đón Tết bên những người thân của mình.

Sắp Tết, tất cả mọi người trong nhà ai ai cũng ra vào dọn dẹp nhà cửa cho thật tươm tất, sạch sẽ để đón chào một năm mới An lành, hạnh phúc… Sau đó, họ rủ nhau đi chợ Tết. Nhà nhà đều cóngười đi chơi chợ Tết không kể già – trẻ, lớn – bé, trai – gái… Họ ra đây để sắm nào là hoa, quả, quần áo, tranh ảnh… rồi đến cả các vật dụng cần thiết cho ngày Tết của gia đình mình.

Đón Tết, trong đêm giao thừa, mọi người trong gia đình ngồi quây quần bên nhau quanh một mâm cỗ được chuẩn bị từ trước, rồi sau đó họ chúc nhau bằng những lời chúc tốt đẹp nhất, hạnh phúc nhất mà họ muốn dành cho nhau. Điều đó, đã trở thành truyền thống trong văn hóa Tết của người Việt Nam chúng ta xưa và nay. Nó vẫn đang được lưu truyền rộng rãi trong mỗi vùng quê Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng.


Về Đầu Trang Go down
 
4 bai cuar le thi Huong
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Bai tap o lop
» Biên tập bài "Hoạt động thiết thực hướng tới kỉ niệm 80 năm thành lập Đoàn"

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
BÁO ẢNH K28 :: NỘI DUNG-
Chuyển đến